Cuốn sách: Kể chuyện gương hiếu học
3. Hình thức giới thiệu
Đăng bài lên trang Website của trường
4. Đối tượng
Toàn thể giáo viên- học sinh.
5. Người viết nội dung
Cán bộ Thư viện: Nguyễn Thị Thanh
THƯ VIỆN TRƯỜNG THCS LONG BIÊN
BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 9/2021
Sinh thời, nhà lãnh đạo kiệt xuất của giai cấp vô sản V.I.Lenin từng có câu nói rất nổi tiếng: “học, học nữa, học mãi”. Việc học đối với mỗi chúng ta mà nói, đó là công việc cả đời bởi có học bao nhiêu đi nữa dường như vẫn là chưa đủ. Khi
con người mới ra đời, chúng ta bắt đầu học nói, học đi. Lớn lên một chút lại đến trường để được học chữ, học văn hóa. Và trong suốt quá trình phát triển, chúng ta không ngừng học cách để làm người. Hưởng ứng kế hoạch tổ chức “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” năm 2021. Hôm nay, chúng ta cùng tìm đọc cuốn sách “Kể chuyện gương hiếu học” nhé.
Cuốn sách
“Kể chuyện gương hiếu học” của 2 tác giả Phương Thùy và Hoàng Trang. Cuốn sách bao gồm 199 trang được in theo khổ 13x21 cm do NXB Văn học xuất bản năm 2010. Cuốn sách bao gồm 41 câu chuyện, nội dung sách giới thiệu các gương sáng hiếu học nổi tiếng của thế giới và Việt Nam thời xưa như Khổng Tử, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Cát Hồng (Trung Quốc)…, Nguyễn Hiền, Lê Quý Đôn, Lê Thánh Tông, Lương Thế Vinh, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến (Việt Nam) …rồi trên thế giới có Lê Nin, Marie Curie, Einstein, Tagor, Darwin, Andersen…
Càng đi sâu vào đọc và tìm hiểu nội dung cuốn sách chúng ta càng thấm thía những bài học sâu sắc của các danh nhân. Trang 12 cuốn sách là câu chuyện “
Bán củi mua sách đọc”. Câu chuyện miêu tả về nhân vật Cát Hồng là con một vị quan của Trung Quốc. Thủa bé, Cát Hồng rất nghịch ngợm ham chơi, một năm nọ thân phụ bị bệnh nặng biết mình không qua khỏi đã dặn dò lại Cát Hồng rằng: “ Con quá ham chơi, từ nay nên… cố học để làm người có ích… nhớ lấy lời cha. Từ câu nói của người cha dần dần Cát Hồng tỉnh ngộ đã bớt dần ham chơi, ngày ngày đỡ anh kiếm tiền phụ nuôi gia đình. Sau vài lần đi kiếm củi đã nhờ anh dạy chữ nhưng người anh bảo rằng ở đây không có giấy bút mực, về nhà anh dạy cho. Nhưng Cát Hồng không nghe thuận tay bẻ cành cây vẽ xuống đất người anh mỉm cười rồi từ đó hai anh em lấy cành cây làm bút, lấy mặt đất làm giấy, từng nét viết thành chữ. Cát Hồng chưa bao được cầm đọc quyển sách, cầm giấy bút thế nên cậu thường ao ước mình có một tập giấy để viết, biết được nỗi lòng của em người anh đã bán củi để mua giấy bút cho em từ đó người em học hành chăm chỉ, rồi sau đó Cát Hồng đã nghe lời mẹ vượt đèo lội suối, chịu rét, trải qua nhiều gian khổ gặp người thày giỏi và cuối cùng ông đã trở thành một vị quan, một người thầy thuốc giỏi.
Từ ngàn xưa đến nay, lòng hiếu học luôn là truyền thống tốt đẹp trong mỗi người Việt Nam. Lòng hiếu học chính là động lực khiến biết bao nhiêu tấm gương đã vươn lên, vượt khó và thành công hơn trong cuộc sống.. Chúng ta cùng giở trang 60 tìm đọc câu chuyện: Nguyễn Hiền – Trạng nguyên trẻ nhất nước Nam. Nguyễn Hiền sinh năm 1235 quê ở làng Hà Dương huyện Thượng Nguyên, tỉnh Nam Định, Nguyễn Hiền vốn thông minh, có trí nhớ tốt lúc sáu tuổi, bảy tuổi ông theo học một nhà sư ở chùa làng, mỗi ngày sư cho học hai mươi trang sách, ông chỉ đọc qua là thuộc. Ngoài ra Nguyễn Hiền còn được một người đối đáp giỏi sau đó đi thi đỗ thủ khoa năm Bính Ngọ ( 1246) đời Trần Thái Tông, đến năm sau thi đình đỗ Trạng Nguyên.
Hay trên thế giới có lãnh tụ Lê nin của Nga với câu nói nổi tiếng “
Học, học nữa, học mãi”. Ngay từ nhỏ Lê nin đã được đọc những cuốn sách tiến bộ, nói về sự bất công giữa người với người, sự bóc lột tàn bạo của địa chủ với nông dân nghèo, sự cần thiết phải có sự thay đổi chế độ Nga Hoàng. Ngay từ đó trong đầu óc của Vladimir đã có một quyết tâm phải học, học để có kiến thức, học để thay đổi chế độ bất công đang tồn tại trên đất nước mình. Khi bạn bè vào rủ rê đi chơi nhưng Vladimir không đi mà nói : Mình bận học, không đi được. Nhờ sự cần cù chăm chỉ quyết tâm học tập cùng với trí thông minh sẵn có, Vladimir luôn là người đững đầu trong lớp học, không những thế cậu còn có cách xử sự làm thầy cô và các bạn nể phục. Nhờ có sự quyết tâm học hành như vậy sau này Vladimir Lê nin đã trở thành vị lành tụ của giai cấp vô sản Nga và giai cấp vô sản thế giới. Đặc biệt chúng ta kính phục sự ham học, ham đọc của ông là trong những ngày tháng nằm liệt trước khi qua đời, không tự mình đọc được, Vladimir Lê Nin vẫn lắng nghe người bạn đời của mình đọc cho nghe những mẩu chuyện, những bài thơ thú vị.
Ngoài những gương học tập tiêu biểu trên còn rất nhiều tấm gương hiếu học khác như Lý Bạch với “
Học mài sắt thành kim” hay Nguyễn Kỳ
“ Học nhờ cửa phật”, Darwin “
Bác học không có nghĩa là ngừng học” hay nhiều tác phẩm hay khác xin mới quý thầy cô tim đọc trong cuốn kể chuyện gương hiếu học này,
Kể chuyện” Gương hiếu học” là tài liệu tham khảo bổ ích cho quý thầy cô giáo và các em trong quá trình giảng dạy và học tập. Đồng thời cung cấp cho người đọc tư liệu và kiến thức về các nhân vật lịch sử Việt Nam và thế giới. Xin trích câu nói của nhà bác học Edison: “
Thiên tài là một phần trăm của trí não và chín mươi chín phần trăm của máu và mồ hôi”. Ngày nay, chúng ta đang sống trong thời bình, được sống trong cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được học hành đầy đủ tại sao chúng ta không cố gắng học thành tài? Để trả lời cho câu hỏi này không ai khác mà là chính bản thân của chúng ta mà thôi. Mỗi người dân Việt Nam cần phát huy truyền thống hiếu học, vượt mọi khó khăn để học tốt, đạt đỉnh cao trí tuệ. Qua đó góp phần xây dựng một nước Việt Nam to đẹp hơn, đàng hoàng hơn như mong muốn của Bác Hồ “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.” Mời các bạn đọc cuốn sách tại thư viện nhé. Xin trân trọng cảm ơn!
KT HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Cao Thị Phương Anh |
CÁN BỘ THƯ VIỆN
Nguyễn Thị Thanh
|