Trong nghị luận xã hội, dẫn chứng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dẫn chứng là bằng chứng đưa ra làm cơ sở cho lập luận nhằm tăng sức thuyết phục. Việc lấy dẫn chứng nào, đưa dẫn chứng vào vị trí ở đâu trong phần viết và cách viết như thế nào để gia tăng sức hiệu quả, có lẽ đều là những câu hỏi, vướng mắc của học sinh khi viết nghị luận xã hội. Đứng trước những vấn đề này, tổ Xã hội trường THCS Long Biên đã quyết định thực hiện Chuyên đề: Rèn kỹ năng sử dụng dẫn chứng vào dạng bài nghị luận xã hội do đồng chí Ngô Thị Thủy thực hiện.
Tiến trình của chuyên đề gồm có: kiến thức cần nhớ về khái niệm và một số kiểu dẫn chứng, rèn kỹ năng làm bài và luyện tập.
Trong phần kiến thức cần nhớ, giáo viên đưa ra khái niệm ngắn gọn, đơn giản dễ hiểu và dẫn dắt trực tiếp đến một số kiểu dẫn chứng. Đó là các nhân vật nổi tiếng, có thể lấy dẫn chứng ở trong đời sống, con người cụ thể, đặc biệt là đời sống ngay nay hoặc có thể lấy trong văn học. Nhưng lưu ý rằng, nên lấy trong đời sống vì có tầm ảnh hưởng cao, có sức thuyết phục, được truyền thông nhắc đến. Trái với đó, nếu lấy dẫn chứng trong văn học, các dẫn chứng này không được kiểm chứng, đã có sự gia công, hư cấu của người viết tác phẩm. Ngoài dẫn chứng là các nhân vật nổi tiếng, người viết nghị luận xã hội có thể lấy dẫn chứng là các số liệu cụ thể hoặc sự việc, sự thật hiển nhiên hay những câu nói nổi tiếng, những câu thơ hay. Việc có thể sử dụng linh hoạt các kiểu dẫn chứng cho phù hợp với đề văn nghị luận xã hội đòi hỏi người viết có vốn sống và vốn đọc phong phú. Trong trường hợp, học sinh khá “nghèo nàn” phần này, học sinh cần tích cực quan tâm đến đời sống, thời sự và chịu khó đọc thêm sách báo, trau dồi thêm hiểu biết của mình. Tiếp theo, học sinh cần lưu ý về các tiêu chuẩn dẫn chứng để chọn lựa như phù hợp với nội dung của đề, phù hợp với phạm vi của đề, mang tính thời sự và gẫn gũi,…
Khi đã nắm được kiến thức cần nhớ, học sinh được rèn luyện kĩ năng làm bài trong chuyên đề. Bằng việc dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh, cô giáo Ngô Thị Thủy đã đưa ra các bước làm cụ thể, sinh động và logic khiến học sinh cực kỳ hứng thú và tháo gỡ nhiều khó khăn khi làm bài. Khi đọc đề xong, học sinh cần xác định phạm vi dẫn chứng, có thể là phạm vi rộng hoặc có thể là phạm vi hẹp, tùy theo đề bài yêu cầu. Sau đó, học sinh cần đưa vào vị trí hợp lý để gia tăng sức thuyết phục cho lập luận. Đây là khâu vô cùng quan trọng khi viết văn, nếu đưa vào chỗ chưa hợp lý sẽ làm giảm đi ý nghĩa của dẫn chứng. Vì vậy, cô giáo rất lưu ý với học sinh, nhất là học sinh khối 9. Sau đó, cô giáo nhẹ nhàng dẫn dắt cách học sinh viết phân tích dẫn chứng ra sao cho hợp lý, tránh việc học sinh chỉ nêu tên dẫn chứng và không có phân tích. Các ví dụ được đưa ra kết hợp với phần trình chiếu hỗ trợ bằng powerpoint, học sinh nắm bắt kiến thức dễ dàng và những khó khăn lúc đầu đang dần gỡ bỏ. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, sau khi hướng dẫn cách viết, cô giáo Ngô Thị Thủy còn đưa ra các lỗi học sinh hay mắc lúc viết dẫn chứng. Đây là những ví dụ rất sinh động, học sinh dường như bị cuốn sâu hơn vào tiết học, cảm thấy cô thật tài khi “bắt” được trúng chỗ đang vướng. Cô giáo đã cùng với các bạn học sinh trong lớp đưa ra các phương hướng để chữa lỗi. Cuối cùng, học sinh được thực hành luyện tập.
hay những câu nói nổi tiếng, những câu thơ hay. Việc có thể sử dụng linh hoạt các kiểu dẫn chứng cho phù hợp với đề văn nghị luận xã hội đòi hỏi người viết có vốn sống và vốn đọc phong phú. Trong trường hợp, học sinh khá “nghèo nàn” phần này, học sinh cần tích cực quan tâm đến đời sống, thời sự và chịu khó đọc thêm sách báo, trau dồi thêm hiểu biết của mình. Tiếp theo, học sinh cần lưu ý về các tiêu chuẩn dẫn chứng để chọn lựa như phù hợp với nội dung của đề, phù hợp với phạm vi của đề, mang tính thời sự và gẫn gũi,…
Khi đã nắm được kiến thức cần nhớ, học sinh được rèn luyện kĩ năng làm bài trong chuyên đề. Bằng việc dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh, cô giáo Ngô Thị Thủy đã đưa ra các bước làm cụ thể, sinh động và logic khiến học sinh cực kỳ hứng thú và tháo gỡ nhiều khó khăn khi làm bài. Khi đọc đề xong, học sinh cần xác định phạm vi dẫn chứng, có thể là phạm vi rộng hoặc có thể là phạm vi hẹp, tùy theo đề bài yêu cầu. Sau đó, học sinh cần đưa vào vị trí hợp lý để gia tăng sức thuyết phục cho lập luận. Đây là khâu vô cùng quan trọng khi viết văn, nếu đưa vào chỗ chưa hợp lý sẽ làm giảm đi ý nghĩa của dẫn chứng. Vì vậy, cô giáo rất lưu ý với học sinh, nhất là học sinh khối 9. Sau đó, cô giáo nhẹ nhàng dẫn dắt cách học sinh viết phân tích dẫn chứng ra sao cho hợp lý, tránh việc học sinh chỉ nêu tên dẫn chứng và không có phân tích. Các ví dụ được đưa ra kết hợp với phần trình chiếu hỗ trợ bằng powerpoint, học sinh nắm bắt kiến thức dễ dàng và những khó khăn lúc đầu đang dần gỡ bỏ. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, sau khi hướng dẫn cách viết, cô giáo Ngô Thị Thủy còn đưa ra các lỗi học sinh hay mắc lúc viết dẫn chứng. Đây là những ví dụ rất sinh động, học sinh dường như bị cuốn sâu hơn vào tiết học, cảm thấy cô thật tài khi “bắt” được trúng chỗ đang vướng. Cô giáo đã cùng với các bạn học sinh trong lớp đưa ra các phương hướng để chữa lỗi. Cuối cùng, học sinh được thực hành luyện tập.
Thông qua các hoạt động, tiết chuyên đề đã thực hiện vô cùng thành công thực hiện được các mục tiêu đã đề ra: Củng cố kiến thức về dẫn chứng, các kiểu dẫn chứng, tiêu chuẩn về dẫn chứng, các bước viết đoạn văn nghị luận xã hội; Có kĩ năng phân tích đề, sử dụng dẫn chứng, bình luận dẫn chứng cho phù hợp với yêu cầu về phạm vi của đề bài; Có kĩ năng xác định được những lỗi sai, phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp sửa lỗi và có ý thức trong việc sưu tầm dẫn chứng, sử dụng dẫn chứng phù hợp và sáng tạo.
Có thể nói, Chuyên đề: Rèn kỹ năng sử dụng dẫn chứng vào dạng bài nghị luận xã hội gắn trực tiếp với học sinh khối 9 đang gặp khó khăn khi viết đoạn văn. Đây dường như là “thuốc giải” cho rất nhiều học sinh. Mong rằng sẽ có nhiều chuyên đề khác nữa để có thể giúp học sinh trau dồi kĩ năng, vững vàng kiến thức, tự tin làm bài.