Công nghệ thông tin đã góp phần hiện đại hóa các phương tiện dạy học, các phần mềm dạy học đã giúp giáo viên tạo bài giảng phù hợp nhu cầu của học sinh, giúp học sinh có nhiều phương pháp tiếp thu kiến thức. Đặc biệt, nó sẽ giúp cho giáo viên tạo ra một lớp học mang tính tương tác hai chiều: giáo viên – học sinh. Do đó, ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp học sinh tiếp nhận thông tin bài học hiệu quả hơn và sẽ biến những thông tin đó thành kiến thức của mình. Đồng thời, nó cũng phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, khai thác nhiều giác quan của người học để lĩnh hội tri thức. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học cũng giúp giáo viên bố trí thời gian giảng dạy hợp lý, có thời gian đầu tư cho quá trình dẫn dắt, tạo tình huống có vấn đề để kích thích tư duy sáng tạo và kiểm tra đánh giá học sinh. Học sinh có thể dễ dàng hình dung và có khái niệm chính xác về các hình ảnh, sự vật, hiện tượng khi tiếp xúc với chúng bằng những hình ảnh trực quan (hình ảnh, đoạn phim…)
Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học, trong những năm học qua, Ban giám hiệu trường TH Long Biên luôn chú trọng bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về ứng dụng CNTT trong giảng dạy
Thực hiện Kế hoạch , ngày 09/02/2017, cô giáo Nguyễn Thị Lan đã thực hiện “Chuyên đề ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy” trong bài “Rút gọn phân số”tại lớp 6B. Buổi chuyên đề đã thu hút được nhiều cán bộ, giáo viên nhà trường tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm. Với tinh thần say mê học hỏi, nghiên cứu, chắc chắn đội ngũ giáo viên của nhà trường ngày càng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng tốt yêu cầu về đổi mới giáo dục hiện nay.
Cũng trong ngày hôm đó, tại lớp 7A cô giáo Đào Thị Thu thực hiện chuyên đề "Dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh"
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chú trọng phát triển năng lực học sinh phổ thông; thì cần phải vận dụng dạy học theo tình huống, dạy học sinh định hướng hành động, tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý phát huy khả năng tự học cho học sinh. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, đánh giá cũng phải chú trọng vào năng lực của người học (tư duy sáng tạo, vận dụng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống), với các phương pháp được áp dụng như: Quan sát, phỏng vấn sâu, hội thảo, nhật ký người học, hồ sơ học tập, bài tập lớn, đánh giá thực hành, học sinh tự học và tự đánh giá lẫn nhau.
Quan tâm phát triển năng lực cá nhân; lấy học sinh làm trung tâm và việc đánh giá chỉ nhằm định hướng cho người học phương pháp học tập và con đường tiếp tục học tập.Để làm được như vậy, giáo viên phải có khả năng đáp ứng được đòi hỏi mới trong giáo dục và nhà trường phải hoàn toàn chủ động, làm chủ được trong việc tiếp cận này.
Nên loại bỏ kiểu dạy học nhồi nhét, áp đặt, áp dụng phương pháp dạy học tích cực, chủ động sáng tạo ở học sinh, dạy các em cách học, cách tự lực chiếm lĩnh tri thức. Cần ứng dụng mạnh mẽ CNTT và truyền thông trong dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
“Một người thợ không làm được ngôi nhà, mỗi môn học là một người thợ góp phần xây dựng nhân cách, dạy học gắn với thực tiễn giống như người thực, việc thực thì bài giảng mới hay; đừng quá phụ thuộc vào sách giáo khoa, không tham kiến thức,…” dạy học xuất phát từ trái tim nhiệt huyết và cái tâm của người thầy đó là những ý kiến góp ý, chỉ đạo của cô giáo Thẩm Thị Lý - Hiệu trưởng cuối buổi hội thảo.
Chuyên đề khép lại, trong lòng mỗi thầy cô giáo tham gia đều suy tư về cách đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Muốn sự nghiệp trồng người có hiệu quả mỗi giáo viên cần dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.