1. Nội dung và các hoạt động của tiết học
Nội dung bài phù hợp với yêu cầu của chương trình và sách giáo khoa, phù hợp với trình độ tiếp thu của học sinh. Nội dung chính xác, có hệ thống, đảm bảo tính giáo dục.
Nề nếp tự học, công việc tự học của học sinh trên lớp được giáo viên chuẩn bị, hướng dẫn chu đáo. Học sinh dựa vào lời hướng dẫn của giáo viên mà tích cực, sôi nổi trao đổi với nhau, hoàn thành tốt nhiệm vụ tự làm. Hệ thống câu hỏi, bài tập tự luyện giáo viên đưa ra phù hợp với khả năng với học sinh, số lượng câu hỏi đưa ra vừa đủ khiến học sinh không bị nhàm chán, chất lượng câu hỏi tốt giúp học sinh tiếp nhận kiến thức mới, củng cố lại kiến thức một cách dễ dàng nhất.
Giáo viên đã kết hợp tốt các phương tiện dạy học truyền thống với hiện đại: bảng phụ, máy chiếu, máy phi vật thể,… Giáo viên biết phối hợp hài hoà giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc lĩnh hội kiến thức mới, chủ động hơn, làm tiết học trở nên sôi nổi không bị nhàm chán, học sinh hứng thú với tiết học.
Cô và trò có độ tương tác cao, thân mật,
gần gũi, học sinh tự tin đưa ra các câu hỏi thắc mắc với giáo viên,
giáo viên dễ dàng thấu hiểu những cái khó, lỗi thường gặp mà học
sinh còn mắc phải.
2. Cách giảng dạy của giáo viên
Trước
khi dạy học, giáo viên đã chuẩn bị bài giảng một cách chu đáo,
trình tự dạy và học hợp lí, dễ hiểu: tổ chức bài giảng trên
powerpoin, cách xây dựng câu hỏi cá nhân, nhóm đôi, nhóm lớn , hướng
dẫn học sinh cách trình bày trên bảng phụ.
Trong
tiết học, giáo viên gần gũi, thân thiện, tạo không khí cởi mở, thoải
mái với học sinh. Giữa cô và trò có sự tương tác, hỗ trợ, giúp đỡ
nhau hoàn thành bài tập cũng như tiết học một cách hiệu quả và tốt
nhất. Ánh mắt thân thiện, giọng nói to rõ ràng, tuy nhiên cần biết
cách nhấn nhá trong câu chữ (lên, xuống giọng) tạo điểm nhấn cho
những chỗ quan trọng, cần ngừng nghỉ trước mỗi ý để học sinh có
thời gian để ghi nhớ và tổng hợp thông tin vừa nhận được. Giáo viên
đã khéo léo trong việc phối hợp hài hoà thông tin đưa ra với đôi tay
của mình, tuy hành động rất nhỏ nhưng nó lại có khả năng tạo điểm
nhấn cho từng câu chữ, sử dụng đôi tay một cách thân thiện (mềm mại,
không dùng ngón tay chỉ vào học sinh). Mục tiêu giờ học, lượng kiến
thức được giáo viên xác định và nắm bắt rõ.
3. Không
khí học tập của học sinh
Trước
khi vào giờ học, học sinh chuẩn bị, đọc qua bài mới, ôn lại các
kiến thức ở bài trước. Có ý thức nhắc nhở nhau giữ trật tự.
Trong giờ học, không khí
hăng hái, mạnh dạn, tự tin được học sinh duy trì rất tốt. Khả năng
làm việc nhóm, tính chủ động được nâng cao. Học sinh rất tích cực trong
các hoạt động lĩnh hội kiến thức, tham gia sôi nổi, nhiệt tình. Các sản phẩm
báo cáo cũng đa dạng như phiếu bài tập, trình chiếu powerpoin. Học sinh biết
cách phối hợp với giáo viên, các bạn hoàn thành các câu hỏi giáo
viên đưa ra. Hứng thú với cách tiếp nhận kiến thức bằng các công cụ
hiện đại: máy chiếu, máy phi vật thể,… Hăng hái giơ tay, phát biểu
xây dựng bài, không có hiện tượng nói leo trong giờ. Các em hoạt động
nhóm đối tích cực, cùng nhau tìm ra hướng làm, trao đổi và hoàn thành phiếu bài
tập.
Tiết học đã đi đúng định hướng chuyên đề ôn tập học kì
II để lại ấn tượng tốt lòng người dự cũng như các em học sinh. Hi vọng học sinh THCS Long Biên sẽ còn có nhiều tiết
học bổ ích như chuyên đề Toán đã thực hiện.