Sáng thứ 2 ngày 30/09/2019, lớp 7A2 đã tổ chức sinh hoạt dưới cờ với chủ đề: “Tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội và các kĩ năng thoát hiểm” với mục đích tiếp tục nâng cao nhận thức cho người học sinh nhà trường về thực trạng, nguyên nhân, tác hại của các tệ nạn xã hội và trang bị cho học sinh có những cơ bản phòng tránh cho bản thân và mọi người xung quanh.
Như chúng ta đã biết
Tệ nạn xã hội là các
hiện tượng phổ biến trong xã hội có
giai cấp và cấp độ. Chúng thường được biểu hiện ở những
hành vi sai lệch với
chuẩn mực xã hội, vi phạm
đạo đức và
pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội, cản trở tiến bộ xã hội của nền văn hóa lành mạnh
.. Có nhiều tệ nạn xã hội, ví dụ như: nghiện
ma túy,
cờ bạc,
mê tín,
tham nhũng,
quan liêu,
tảo hôn, ấu dâm v.v... nhưng nguy hiểm nhất là các tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm. Tệ nạn là một trong những nguyên nhân chính phát sinh ra
tội phạm, những đối tượng nguy hiểm cho xã hội. Các tệ nạn xã hội còn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
H1: Bạn Lê Khả Minh Quang – tuyên truyền về các tệ nạn xã hội thường gặp
Tệ nạn xã gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề cho xã hội, ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe,
tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ
hạnh phúc gia đình, rối loạn
trật tự xã hội, suy thoái giống nòi,
dân tộc,
văn hóa suy đồi. Làm mất tư cách của một người công dân, gây ảnh hưởng sâu sắc đến nguồn lao động trẻ khi đất nước
Việt Nam đang trong đà đi tới hội nhập và phát triển. Người mắc tệ nạn xã hội cũng ít nhiều nêu gương xấu cho thế hệ sau, làm họ đi theo vết xe đổ. Các tệ nạn xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Ma túy,
mại dâm là những con đường ngắn nhất làm lây truyền
HIV/
AIDS, đại dịch thế kỷ.
Nguyên nhân chính dẫn đên các TNXH là do nhận thức kém, không biết suy nghĩ đến hậu quả mang lại cho chính bản thân, gia đình và xã hội. Do nạn
thất nghiệp,
nghèo, lười
lao động, thích ăn chơi, đua đòi, hám
tiền, bị lôi kéo, tính hiếu kì, hiếu thắng, thiếu hiểu biết, thiếu tự chủ. Không có sự
giáo dục tốt, đầy đủ từ
gia đình, do ảnh hưởng của
Internet, bị
stress,…
Các TNXH thường gặp
- Ma túy
- Mại dâm
- Tham nhũng
- Bạo lực học đường / gia đình
- Mê tín dị đoan
- Cờ bạc, thuốc lá, rượu bia, cá độ...
-
Xâm hại tình dục trẻ em / phụ nữ
- Tham ô
- Trộm cắp, lừa đảo
-
Giết người
- Nghiện
game không lành mạnh
Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật nước ta quy định :
- Cấm đánh bạc, tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức.
- Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng, lôi kéo sử dụng trái phép các chất ma túy .
- Người nghiện buộc phải đi cai nghiện .
- Nghiêm cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ, dẫn dắt mại dâm .
- Không được Đánh bạc, uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích có hại cho sức khỏe. Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc, uống rượu, hút thuốc, dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm.
- Chúng ta phải sống giản dị, lành mạnh, biết giữ mình và giúp nhau để không sa vào tệ nạn xã hội. Cần tuân theo những quy định của pháp luật và tích cực tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.
Theo thống kê của Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trong 9 tháng đầu năm 2018, cả nước xảy ra 2.989 vụ cháy, khiến 73 người tử vong, bị thương 163 người, thiệt hại về tài sản 1.590 tỷ đồng.
- An toàn phòng chống cháy nổ trong nhà trường. Nguyên nhân gây cháy chủ yếu vẫn do sự cố hệ thống điện và thiết bị điện; do vi phạm, sơ suất trong quá trình sử dụng lửa trần, xăng dầu, khí đốt, hóa chất… Riêng trong tháng 5/2018, cả nước xảy ra 309 vụ cháy nổ, làm 9 người chết và 13 người bị thương, thiệt hại ước tính hơn 314 tỷ đồng. Đây là số liệu mới nhất vừa được Tổng cục Thống kê công bố. Như vậy, tính bình quân trong tháng 5/2018, mỗi ngày xảy ra hơn 10 vụ cháy, mức thiệt hại hơn 10 tỷ đồng. Còn nếu tính bình quân 5 tháng đầu năm, mỗi ngày xảy ra ra hơn 11 vụ cháy nổ với thiệt hại khoảng 7,7 tỷ đồng. Mặc dù mỗi tháng có hàng trăm vụ cháy nổ diễn ra tuy nhiên theo số liệu của Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an), hiện nay trên toàn quốc mới chỉ có 56% cơ sở (tương đương 43.693 đơn vị) có nguy hiểm về cháy nổ đã tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Điều này cho thấy vẫn còn đến 44% cơ sở khác có nguy hiểm về cháy nổ nhưng chưa tham gia bảo hiểm. Để hạn chế tối đa cháy nổ và những thiệt hại do cháy nổ thì mỗi người dân trong đó có các thầy cô và các em cần hiểu rõ và chấp hành tốt Luật Phòng cháy, chữa cháy đồng thời thực hiện tốt các biện pháp phòng cháy chữa cháy cơ bản, có kỹ năng thoát nạn khi cháy nổ xảy ra. Những kiến thức này có trong tài liệu “HUẤN LUYỆN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ” hiện có trong thư viện của nhà trường và đăng tải trên website của nhà trường
Để Phòng cháy chữa cháy mỗi cán bộ GV – NV và HS trường THCS Long Biên cần:
- Các giáo viên, cán bộ phụ trách cần làm tốt công tác hướng dẫn thật kỹ cho các em học sinh về những nguyên nhân cơ bản để xảy ra cháy, nổ trong gia đình và trường học (qua đó cần liên hệ thực tiễn với trường học của mình); chỉ rõ sự nguy hiểm, tác hại của việc để xảy ra cháy, nổ đối với sức khỏe, tính mạng và tài sản, từ đó làm tốt công tác quản lý chặt chẽ các chất có thể gây cháy, các nguồn lửa, nguồn nhiệt… đồng thời cần chỉ rõ tính năng hoạt động, cách sử dụng các thiết bị, dụng cụ liên quan đến công tác PCCC phục vụ sinh hoạt ở gia đình và giảng dạy tại nhà trường, cụ thể như: sử dụng thiết bị điện (đèn chiếu sáng, quạt, máy vi tính…); các hóa chất, dụng cụ phục vụ thí nghiệm, việc sử dụng ngọn lửa trần để thắp hương, thờ cúng, đốt vàng mã và nấu ăn trong mỗi gia đình, nhà trường.
- Học sinh cần nắm rõ các nguyên nhân gây ra cháy, nổ tại gia đình và nhà trường, tuyệt đối không được đùa nghịch với lửa, không tự ý sử dụng các thiết bị khi chưa có sự hướng dẫn của giáo viên hay cán bộ phụ trách.
- Không để các vật dụng dễ cháy như sách vở, hoặc treo quần, áo tại những vị trí ngay sát ổ cắm điện, bếp nấu…
Dưới đây là một số kĩ năng thoát hiểm khi gặp đám cháy:
Kỹ năng 1: Khi ngửi thấy mùi khét hoặc trông thấy khói, lửa hay thấy chuông, đèn báo cháy mà không có người lớn bên cạnh thì các em phải tìm cách gọi ngay cho các chú lính cứu hỏa theo số điện thoại là
114.
Kỹ năng 2: Khi xảy ra sự cố về cháy, nổ ở trường học hay ở nhà, các em phải bình tĩnh làm theo sự chỉ dẫn của các thầy cô hay người lớn trong gia đình.
Kỹ năng 3: Nhớ rằng không những lửa mà khói và hơi khí độc cũng có thể dẫn đến tử vong. Để tránh bị ngạt khói, các em di chuyển ra ngoài bằng cách bò sát mặt đất, bịt khăn hoặc vải thấm nước lên miệng, mũi. Hãy khoác thêm một chiếc áo được nhúng nước nếu có thể (trong khi bò nên bò theo men bờ tường để tìm lối thoát nạn một cách nhanh nhất).
Sau bài tuyên truyền là những câu hỏi giao lưu giữa các bạn MC lớp 7A2 và học sinh toàn trường nhằm củng cố lại những kiến thức vừa tuyên truyền ở trên, vừa tạo không khí vui vẻ, hứng thú giữa mọi người.
Bạn Phương Ánh (7A2) trao quà cho một khán giả trả lời đúng câu hỏi của chương trình,
Buổi tuyên tuyền cũng giúp các bạn trong trường nâng cao kĩ năng tổ chức các sự kiện, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng hợp tác nhóm,…
H3: Một khán giả đang hỏi lại MC chương trình về các thông tin PCCC
Kết thúc buổi trực tuần, các bạn học sinh nữ lớp 7A2 đã gửi đến thầy cô giáo và các bạn học sinh toàn trường bài nhảy hiện đại vô cùng sôi động trên nền nhạc bài hát
Baby louder.
Tiết mục nhảy hiện đại trên nền bài hát “Baby louder”
Mỗi giờ trực tuần là mỗi giờ học sinh toàn trường được hoạt động, được vui chơi, được giao lưu học hỏi. Đặc biệt là được tuyên truyền những kĩ năng vô cùng cần thiết. Mong rằng, tất cả các giờ sinh hoạt dưới cờ đều được tổ chức trong không khí đầy ý nghĩa như vậy.