Sáng ngày 14/5/2018 trường THCS Long Biên đã tổ chức buổi tuyên truyền về phòng chống TNTT cho toàn thể học sinh và thầy cô trong nhà trường.
Tai nạn thương tích ở trẻ em Việt Nam hiện nay là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng và nó đòi hỏi toàn xã hội phải có những hành động thiết thực để ngăn chặn những nguy cơ tai nạn thương tích đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của trẻ em nước ta. Nhằm giúp học sinh nắm vững một số kiến thức cơ bản về TNTT và ngăn ngừa phòng chống một số tai nạn thương tích có thể xảy ra. Giúp giáo viên, học sinh có thể sơ cấp cứu một số bệnh, tai nạn thông thường: Đuối nước, TNGT, gãy chân, tay, bỏng …
Tham dự buổi ngoại khóa cô Thẩm Thị Lý – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường; cô Hoàng Thị Tuyết – Phó hiệu trưởng, các thầy cô giáo trong hội đồng sư phạm cùng trên hơn 800 học sinh nhà trường.
Tại buổi tuyên truyền có bác sĩ Nguyễn Khắc Thúy – Trưởng khoa giáo dục truyền thông sức khỏe của trung tâm y tế quận Long Biên đã tuyên truyền cho các em về các TNTT thường hay xảy ra trong dịp hè để các em biết cách phòng tránh.
Tai nạn thương tích (TNTT) rất dễ xảy ra vì ở lứa tuổi các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng phòng tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích. Nội dung tuyên truyền chủ yếu nêu lên những nguyên nhân, cách hạn chế, phòng tránh và sơ cấp cứu ban đầu khi có tai nạn xảy ra đối với các loại tai nạn mà các em thường gặp, đó là.
- Đuối nước: Là những trường hợp TNTT xảy ra do bị chìm trong chất lỏng (nước, xăng, dầu) dẫn đến ngạt thở do thiếu Ôxy hoặc ngừng tim có thể dẫn đến tử vong hoặc dẫn đến các biến chứng khác, cần chăm sóc, sơ cứu và đưa đến các trung tâm Y tế nơi gần nhất
- TNTT do giao thông: là những trường hợp xảy ra do sự va chạm, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan người tham gia giao thông gây nên….
- Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất lỏng nóng, lửa, các TNTT da do các tia cực tím, phóng xạ, điện, chất hóa học, hoặc tổn thương phổi do khói xộc vào đó là trường hợp bỏng.
- Điện giật: Là những trường hợp TNTT do tiếp xúc với điện gây nên hậu quả bị thương hay tử vong
- Ngã: Là TNTT do ngã, rơi từ trên cao xuống…..
- Động vật cắn: Chấn thương do động vất cắn, húc, đâm phải..
- Ngộ độc: Là những trường hợp do hít vào, ăn vào, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cần có chăm sóc của y tế (do thuốc, do hóa chất)…..
- Bạo lực: là hành động dùng vũ lực hăm dọa, hoặc đánh người của nhóm người, cộng đồng khác gây tai nạn thương tích có thể tử vong, tổn thương…
TNTT có thể xảy ra rất nhiều thương tích nghiêm trọng, nhưng có thể phòng tránh được nếu Giáo viên, cha mẹ học sinh và các em có ý thức và thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa
Phòng ngừa:
+ Không chạy nhảy, đùa nghịch; không gây gỗ đánh nhau; không mang đến trường những vật sắc, nhọn nguy hiểm như: dao, súng cao su….
- Phòng tránh tai nạn giao thông
+ Thực hiện tốt luật giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy….
+ Không tụ tập trước cổng trường…..
- Phòng tránh bỏng
+ Phòng thí nghiệm phải có nội quy, hướng dẫn an toàn hóa chất, an toàn điện….
- Phòng tránh đuối nước:
+ Tìm hiểu luật đường thủy; Không tắm sông, ao, hồ.. khi đi qua sông đi đò phải mặc áo phao cứu sinh. Phải học cách bơi có người hướng dẫn…
- Phòng tránh điện giật.
+ Thực hiện an toàn để đảm bảo..
- Phòng tránh ngộ độc thức ăn.
+ Phải ăn thức ăn chín, uống nước đun sôi….
+ Không ăn quà, thức ăn chưa biết rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng….
Qua buổi ngoại khóa đã cung cấp cho các em một số kiến thức về phòng chống TNTT để các em có thể tự bảo vệ mình và giúp đỡ bạn bè phòng tránh TNTT góp phần tạo nên một ngôi trường lành mạnh, an toàn cho các em vui chơi, học tập.
Vì hạnh phúc của mọi gia đình, vì tương lai của con trẻ, thông qua hoạt động này chúng tôi hy vọng và mong muốn các bậc phụ huynh, nhà trường và toàn xã hội quan tâm hơn nữa đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.