TRƯỜNG THCS LONG BIÊN
GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 3/2019
- Thời gian:Ngày 11/ 3 /2019
- Nội dung giới thiệu
Cuốn sách “Phụ nữ Việt Nam trong tình yêu thương của Bác Hồ”
- Hình thức giới thiệu
Trong giờ chào cờ thứ 2
- Đối tượng
Toàn thể giáo viên và học sinh trong toàn trường
- Mục đích giới thiệu
Cuốn sách sẽ là một bài học quý báu cho bạn đọc tìm được may mắn của minh để thành công trong cuộc sống.
6. Người giời thiệu:
Lớp 6A2
7. Người viết nội dung
Cán bộ Thư viện: Nguyễn Thị Thanh
8. Thư mục sách
Phụ nữ Việt Nam trong tình yêu thương của Bác Hồ/Bảo Khang(sưu tầm,tổng hợp).-H.: Văn học,2012.- 189tr, 19 cm.
THƯ VIỆN TRƯỜNG THCS LONG BIÊN
BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 3 /2019
Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!
“Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại. Cả cuộc đời Bác chăm lo cho hạnh phúc nhân dân. Cả cuộc đời Bác hy sinh cho dân tộc Việt Nam...” - Lời bài hát “Bác Hồ một tình yêu bao la” của cố nhạc sĩ Thuận Yến như thay lời muốn nói cho hàng triệu trái tim của bao thế hệ người Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đã từng viết :"Non sông gấm vóc Việt Nam do Phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ". Và chính vì vậy mà suốt đời mình, Bác đã để lại một suối nguồn tình cảm sâu nặng nghĩa tình, nâng niu quý trọng dành cho nhiều thế hệ phụ nữ Việt Nam. Hôm nay, thư viện xin giới thiệu cùng bạn đọc cuốn sách: Phụ nữ Việt Nam trong tình yêu thương của Bác Hồ.
Cuốn sách do nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2012, với hai mươi chuyện kể của những người đã vinh dự được gặp Bác. với người phụ nữ làm bổn phận người vợ, người mẹ trong gia đình, người lao động của xã hội. Trong cuộc sống gia đình, người phụ nữ phải lo bộn bề công việc "không tên" nhưng chính nó lại tạo nên của cải tinh thần vô cùng to lớn, đó là không khí gia đình, là tổ ấm của mỗi người Việt Nam.
Cùng lật trang 23 tìm đọc chuyện: Hình ảnh Bác Hồ: Em Nguyễn Thị Hợi, quê huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Năm 1954, em mười ba tuổi, ở trong đội thiếu nhi cứu quốc. Lớn lên em tham gia công tác cách mạng. Em mong ước có một tấm hình Bác Hồ quá. Nhưng không xin ai được. Em chọn một tờ bạc có ảnh Bác đẹp nhất, cắt ra và lồng vào mặt trong tấm gương soi nhỏ, đi đâu em cũng mang theo bên mình…Cuối năm 1959 trong một cuộc càn quét, địch tàn sát dã man cả gia đình em. Hợi bị địch bắn bị thương trong lúc làm nhiệm vụ. Trước khi chết, em nói chỗ cất giấu hình ảnh Bác Hồ với cô y tá và trối lại: “Hãy giữ mãi Bác cho em”.
Qua từng câu chuyện ta cảm nhận được rằng, Bác luôn hiểu và thông cảm sâu sắc Tình yêu thương của Bác Hồ với phụ nữ Việt Nam thật bao la. Đối với Bác, phụ nữ luôn có vị trí quan trọng trong cuộc cách mạng chung của dân tộc và hoàn toàn có thể tự hào, bình đẳng với nam giới. Và quả thật vậy, nhìn lại những chặng đường đã đi qua, những anh hùng lao động, những chiến sỹ thi đua, những tấm huân chương, những giải thưởng khoa học là bằng chứng ghi nhận công lao đóng góp của chị em phụ nữ, dấu ấn ghi đậm truyền thống phụ nữ Việt Nam dũng cảm, đảm đang. Các mẹ, các chị luôn xứng đáng với danh hiệu tám chữ vàng mà Người đã trao: Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang".Cũng vì danh dự cao quý đó mà ngày nay một nửa dân tộc hãy tiếp bước đi lên giữ vững những truyền thống hào hùng, và cùng làm rạng danh dân tộc Việt Nam để thỏa ước nguyện của Người trước lúc đi xa.
Xin mời thầy, cô giáo và các bạn học sinh tìm đọc cuốn tại thư viện nhà trường nhé.
XÁC NHẬN CỦA BGH
|
CÁN BỘ THƯ VIỆN
Nguyễn Thị Thanh
|