Xử lý số liệu thống kê bằng phần mềm excel.
CHƯƠNG 3: TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU
I. NGHIÊN CỨU, TÌM HIỂU VỀ RÁC THẢI VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN RÁC THẢI:
1. RÁC THẢI:
Rác thải là sản phẩm được sinh ra trong sinh hoạt của con người , trong hoạt động sản xuất công nghiêp , sản xuất nông nghiệp , thương mại dich vụ, y tế.
2. PHÂN LOẠI RÁC:
Rác thải sẽ trở thành nguồn tài nguyên tái chế phục vụ cho cuộc sống của con người nếu quy trình thu gom – vận chuyển – xử lý rác thải được thực hiện một cách khoa học và triệt để. Một khâu quan trọng trong quá trình này chính là việc phân loại rác thải như thế nào để cho việc thu gom – xử lý có thể thực hiện nhanh chóng và dễ dàng
Dựa vào nguồn gốc , thành phần và tốc độ phát sinh của rác thải là cơ sở để phân loại các nguồn gốc phát sinh rác thải rắn khác nhau nhưng ta có thể phân loại theo cách thông thường nhất là: sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, y tế,v.v..
Rác thải sinh hoạt:
Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng. Dự báo đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm. Để quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt gây ra.
Khoảng 70% dân số ở khu vực nông thôn, mỗi năm phát sinh 13 triệu tấn rácthải sinh hoạt gây ô nhiễm nặng nề đối với môi trường.
Hiện nay, nhiều bãi rác tập trung nằm ở những tuyến đường mà người dân sinh sống ở gần đó đổ ra ven đường, vỉa hè làm tình trạng ô nhiễm môi trường luôn ám ảnh người dân đi qua nơi đây. Mùa hè, rác thải phát tán theo gió. Mùa mưa, cả bãi rác ngập chìm trong nước rồi chảy trôi lênh láng trên mặt đường, chảy xuống mương máng đồng ruộng, chảy ra suối, sông lềnh bềnh mặt nước. Đây là bãi rác tự phát do người dân ở gần đổ ra vì do ý thức của người dân còn hạn chế, có nhiều vùng còn chưa có bãi rác tập trung. Hoặc dọc những kênh mương nhiều nơi rác thải trôi lềnh bềnh trên mặt nước với mật độ ngày càng dày đặc.
Rác thải công nghiêp
Công nghiệp là ngành kinh tế to lớn thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, giữ vai trò chủ đạo trong nên kinh tế quốc dân. Sản phẩm của công nghiệp không những đáp ứng nhu cầu phong phú đa dạng của người tiêu dùng mà còn đóng vai trò tư liệu lao động của các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên, ngoài những sản phẩm có ích, hoạt động sản xuất công nghiệp còn thải ra tự nhiên một lượng rác khổng lồ gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, sản phẩm công nghiệp sau một thời gian sử dụng, bị hư hỏng, cũng trở thành rác thải. Hậu quả là những hiện tượng bất thường của thiên nhiên như: mưa axit, hiệu ứng nhà kính do tầng ôzôn bị phá vỡ…
Trong nông nghiệp:
Cùng với sự phát triển kinh tế vượt bậc, hiện nay ở nông thôn tình trạng ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Các nguồn gây ô nhiểm chính trong nông nghiệp là chất thải trong chăn nuôi, phân bón và thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp, trong nuôi trồng thủy hải sản…
Thời gian qua, ngành chăn nuôi đã có bước tăng trưởng khá, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thấy rõ, nhiều bất cập đã nảy sinh gây ô nhiễm môi trường, đe dọa sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống.
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, hàng năm đàn vật nuôi thải ra 80 triệu tấn chất thải rắn, vài chục tỷ khối chất thải lỏng và hàng trăm triệu tấn chất thải khí. Do chăn nuôi còn mang nặng tính tự phát, tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư chiếm tới trên 60% và thiếu sự quan tâm xử lý chất thải chăn nuôi đúng mức nên chỉ một phần nhỏ số đó được ủ làm phân bón cho cây trồng, còn lại thải trực tiếp ra kênh mương, ao hồ và hệ thống cống rãnh thoát nước trong khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng làm tăng nguy cơ phát sinh dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và con người.
Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế cũng như trong đời sống vì nó cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng, nó tạo nên sự ổn định, đảm bảo an toàn cho phát triển. Nhưng thực trạng đáng lo ngại trong sản xuất nông nghiệp hiện nay là việc ngày càng lạm dụng thuốc thuốc bảo vệ thực vật, kinh doanh sản xuất bừa bãi, ý thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật rất kém củangười dân, vứt bỏ bừa bải vỏ bao bì trên đồng ruộng, nương rẫy, kênh mương ,…điều đó gây ảnh hưởng rất xấu tới môi trường sống, đe dọa sức khỏe, cộng đồng và xã hội loài người.
Và trong vòng 10 năm qua, lượng thuốc bảo vệ thực vật tăng gấp 2,5 lần, số loại thuốc đăng ký sử dụng tăng lên 4,5 lần. Nhưng ý thức sử dụng thuốc thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo an toàn cho cộng đồng, cho môi trường lại chẳng tăng thêm phần trăm nào.
Rác thải y tế:
Y tế là một trong những ngành quan trọng , bên cạnh những lợi ích mang lại thì hiện nay, lượng rác thải y tế đang báo động, gây xôn xao nhiều dư luân của xã hội.
Việc xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế nguy hại hiện nay cũng chưa đáp ứng được yêu cầu. Hiện mới có 73,3% bệnh viện xử lý chất thải rắn y tế nguy hại bằng các lò đốt, nhưng công nghệ đốt hiện đại mới chỉ được áp dụng tại một số bệnh viện lớn, còn lại 26,7% bệnh viện thiêu đốt chất thải y tế nguy hại ngoài trời hoặc chôn lấp trong khuôn viên bệnh viện hoặc bãi chôn lấp chung của địa phương. Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 vừa được Bộ tài nguyên và môi trường công bố, khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại được xử lý mới chỉ đạt 68%, tổng khối lượng chất thải phát sinh. Chất thải rắn y tế xử lý khô ng đạt chuẩn là 32% là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Rác thải khác:
Bên cạnh những nguồn rác thải kể trên thì còn những nguồn rác thải khác cũng gây ô nhiễm môi trường cần xã hội chúng ta quan tâm như là :
Nhờ sự phát triển về khoa học và công nghệ, cuộc sống của con người ngày nay có đủ trang thiết bị hiện đại được sản xuất hàng loạt từ các cụm linh kiện điện tử và nhựa tổng hợp, nhưng khi không còn được sử dụng nữa thì chính các loại máy móc hiện đại lại trở thành nguồn chất thải rất độc hại đối với môi trường. Rác thải điện tử đang là mối hiểm họa mà nhiều nước phải đối đầu, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam
* Rác thải du nhập vào Việt Nam:
Trên thực tế, trong thời gian vừa qua, đã diễn ra thực trạng một lượng rác thải khổng lồ từ Campuchia tràn vào Việt Nam qua các tỉnh biên giới Tây Nam mà sôi động nhất là cửa khẩu Tịnh Biên (An Giang) và Đồng Tháp.
Rác thải từ các làng nghề:
Làng nghề có ý nghĩa lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Hoạt động làng nghề thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, giải quyết việc làm cho hơn 30% lực lượng lao động ở nông thôn. Thực tế tại các làng nghề hiện nay, hầu hết các cơ sở hoạt động kinh doanh đều không có hệ thống xử lý khí thải, rác thải, chất thải và nước thải. Các loại rác thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất thường được đổ tùy tiện ra môi trường mọi lúc, mọi nơi mà chưa hề qua xử lí
Trong các loại rác thải trên, đề tài nghiên cứu của chúng em quan tâm đến nhất là rác thải sinh hoạt.
Rác thải sinh hoạt là loại rác thải ra trong quá trình sinh hoạt của con người, rác thải sinh hoạt nó được phân ra làm nhiều loại trong đó về cơ bản là chia thành 2 loại : hữu cơ và vô cơ, còn phân biệt theo thể thì có 3 loại : rắn lỏng và khí.
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt hằng này của cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt hay còn gọi là rác thải sinh hoạt.
Rác thải sinh hoạt phát sinh ở mọi nơi, mọi lúc từ các khu dân cư, từ các hộ gia đình, chợ và các tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn, công viên, khu vui chơi giải trí, trường học.... Dựa vào tính chất, có thể phân rác thải thải thành 2 loại là rác hữu cơ dễ phân hủy và rác thải khó phân hủy.
Rác hữu cơ dễ phân hủy là các loại rác thải có khả năng tự phân hủy trong môi trường tự nhiên sau một thời gian ngắn, như: lá cây, rau quả, vỏ trái cây, xác động vật, phân động vật.
Bảng phân loại cụ thể rác thải sinh hoạt:
Phân loại rác thải sinh hoạt
Khái niệm
Nguồn gốc
Ví dụ
Rác hữu cơ
Rác hữu cơ là loại rác dễ phân hủy và có thể đưa vào tái chế để đưa vào sử dụng cho việc chăm bón và làm thức ăn cho động vật.
- Phần bỏ đi của thực phẩm sau khi lấy đi phần chế biến được thức ăn cho con người.
- Phần thực phẩm thừa hoặc hư hỏng không thể sử dụng cho con người.
- Các loại hoa, lá cây, cỏ không được con người sử dụng sẽ trở thành rác thải trong môi trường.
- Các loại rau, củ quả đã bị hư, thối…
- Cơm/ canh/ thức ăn còn thừa hoặc bị thiu…. Các loại bã chè, bã cafe
- Cỏ cây bị xén/ chặt bỏ, hoa rụng….
mica trung quốc
Rác vô cơ
Rác vô cơ là những loại rác không thể sử dụng được nữa cũng không thể tái chế được mà chỉ có thể xử lý bằng cách mang ra các khu chôn lấp rác thải
- Các loại vật liệu xây dựng không thẻ sử dụng hoặc đã qua sử dụng và được bỏ đi.
- Các loại bao bì bọc bên ngoài hộp/ chai thực phẩm.
- Các loại túi nilong được bỏ đi sau khi con người dùng đựng thực phẩm
- Một số loại vật dụng/ thiết bị trong đời sống hàng ngày của con người.
- Gạch/ đá, đồ sành/ sứ vỡ hoặc không còn giá trị sử dụng.
- Ly/ cốc/ bình thủy tinh vỡ…
- Các loại vỏ sò/ ốc, vỏ trứng…
- Đồ da, đồ cao su, đồng hồ hỏng, băng đĩa nhạc, radio… không thể sử dụng.
Rác tái chế
Rác vô cơ là loại rác khó phân hủy nhưng có thể đưa vào tái chế để sử dụng nhằm mục đích phục vụ cho con người.
- Các loại giấy thải
- Các loại hộp/ chai/ vỏ lon thực phẩm bỏ đi
- Thùng carton, sách báo cũ.
- Hộp giấy, bì thư, bưu thiếp đã qua sử dụng
- Các loại vỏ lon nước ngọt/ lon bia/ vỏ hộp trà….
- Các loại ghế nhựa, thau/ chậu nhựa, quần áo và vải cũ….
Hãy bắt đầu thực hiện việc phân loại rác từ việc tại mỗi hộ gia đình đều phải có các loại túi đựng rác để phân loại rác vô cơ, rác hữu cơ, rác tái chế riêng biệt. Từ đó các công tác thu gom vận chuyển cũng phân loại ngay để xử lý. Khi đó, rác hữu cơ thì tái sản xuất thành phân bón, còn rác vô cơ sản xuất thành hạt nhựa hoặc có thể đốt để thu hồi nhiệt lượng…
3. TÁC HẠI CỦA RÁC:
Mỗi năm, chúng ta thải ra hàng trăm nghìn tấn rác thải bao gồm cảrác thải tự nhiên và rác thải hóa học làm cho môi trường sống của chúng ta bị ô nhiễm vô cùng nặng nề gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng sức khỏe của con người và môi trường sống.
Đối với môi trường:
Môi trường không khí
Rác thải phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong rác gây ô nhiễm môi trường không khí. Các khí phát sinh từ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong rác như là: Amoni có mùi khai, phân có mùi hôi, Hydrosunfur: trứng thối, Sunfur hữu cơ: bắp cải rữa, Mecaptan: hôi nồng, Amin: cá ươn, Diamin: thịt thối, Cl2: nồng, Phenol: xốc đặc trưng. Ngoài ra, quá trình đốt rác sẽ phát sinh nhiều khí ô nhiễm như: SO2, NOx, CO2, bụi...làm ô nhiễm môi trường không khí gây nên các hiện tượng về khí hậu như băng tan ,mưa xit, hiệu ứng nhà kính…
Môi trường nước
Nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao (chất hữu cơ: do trong rác có phân xúc vật, thức ăn thừa,...chất thải độc hại: từ các bao bì đựng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, mỹ phẩm ...) nếu không được thu gom xử lý sẽ thâm nhập vào nguồn nước mặt và nước ngầm gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng, tăng hàm lượng các ion như NO3-, PO43-…trong nước làm cho các động vật thủy sinh chết nhiều, làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước, làm thay đổi tính chất vật lý cũng như hóa học của nước làm cho nước bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, nhiễm độc, gây ô nhiễm nguồn nước ngọt và làm cạn kiệt dần nguồn nước
Môi trường đất
Đất là một nguồn tài nguyên quý giá,là môi trường sống của con người và các loài sinh vật khác.Nhưng hiện nay môi trường đất đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do đa phần rác thải, phế thải trong sản xuất công nghiệp như xỉ than, khai kháng, hóa chất….Rác trong sinh hoạt, thương mại và dịch vụ, trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, chăn nuôi, rác thải trong y tế nếu không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường thì nó vừa là nguồn gây ô nhiễm môi trường vừa là nguồn gây bệnh.
Các tác nhân hóa học gây ô nhiễm môi trường đất như là phân bón N, P (dư lượng phân bón trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photpho hữu cơ v.v.), chất thải công nghiệp và sinh hoạt (kim loại nặng, độ kiềm, độ axit v.v...).
Các tác nhân sinh học gây ô nhiễm môi trường đất là trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại ký sinh trùng (giun, sán v.v...).
Một phần rác thải khác lại không được phân hủy như bao bì ni lông, các đồ vật bằng nhựa, thủy tinh. .. nó sẽ ngăn cản các quá trình trao đổi chất trong đất làm mất khả năng cân bằng của hệ sinh thái, làm chochất lượng đất ngày càng bị suy thoái, đất trở nên cằn cỗi , bạc màu, bị sa mạc hóa,… vì vậy diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, lượng đất bỏ hoang ngày càng tăng.
Ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội.
Rác thải gây ô nhiễm môi trường nước, làm cho nguồn thủy sản nhiễm dịch bệnh làm cho chúng tăng trưởng chậm thậm chí gây chết làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng thủy sản, làm giảm GDP.
Ảnh hưởng đến con người
Rác thải chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng gây bệnh do chứa mầm bệnh từ phân người, súc vật, rác thải y tế. Các vi khuẩn gây bệnh như: E.Coli, Coliform, giun, sán... Ruồi, muỗi đậu vào rác rồi mang theo các mầm bệnh đi khắp nơi. Các kim loại nặng: chì, thủy ngân, crôm có trong rác không bị phân hủy sinh học, mà tích tụ trong sinh vật, tham gia chuyển hóa sinh học. Dioxin sinh ra từ quá trình đốt rác thải ở các điều kiện không thích hợp.
4. LỢI ÍCH CỦA RÁC THẢI:
Bên cạnh những tác hại mà rác thải đem lại thì rác thải cũng mang lại nhiều lợi ích trong đời sống nghệ thuật, kinh tế….
Những thứ rác bị bỏ loại nhưng còn có thể dùng cho mục đích khác nên từ lâu con người đã biết tận dụng chúng để tiết kiệm của cải vật chất, tài nguyên thiên nhiên, thời gian và công sức để sản xuất ra các đồ dùng, vật dụng trong nhà. Nếu mọi người, gia đình đều được làm như vậy là đã góp phần giảm lượng chất thải đưa ra môi trường, giữ cho môi trường được sạch đẹp hơn. Các loại vải vụn nối ráp thành đồ dùng, vật trang trí, ….Sách báo, tập vở cũ dùng làm bao bì, giấy gói. Chai lọ, bình, hũ dùng đựng món đồ khác hay tạo thành vật trang trí trong nhà.
Ngoài ra rác còn lợi ích vô cùng to lớn mà ta không thể ngờ là sản xuất điện từ rác. Ở nước ta, việc tận dụng nguồn rác thải để sản xuất điện năng đã manh nha hình thành từ năm 2006, khi TP HCM đưa vào hoạt động thành công nhà máy xử lý rác thành điện sạch tại Gò Cát. Rác thải theo đó được chôn trong các ô chôn lấp có chiều sâu hơn 7m, có lót vật liệu chống thấm HDPE với độ bền hơn 50 năm và không ảnh hưởng tới môi trường. Khí gas sinh ra từ quá trình phân hủy rác được thu gom bằng các giếng thu đứng, dẫn về trạm thu gas và qua một công đoạn tách nước vì gas sinh ra từ rác thải sinh hoạt có lượng hơi nước rất cao. Khí gas sạch sau khi thu được sẽ được dẫn đến máy chiết xuất và máy thổi khí nén trước khi được bơm vào hệ thống động cơ nổ để chạy máy phát điện. Điện sinh ra được đưa qua máy biến thế để tăng áp và hòa vào lưới điện quốc gia. Khi đưa vào sử dụng cả 3 tổ máy, tổng công suất điện thu được là hơn 2.430kW/h, mỗi năm thu được gần 21.287kW.
Rác đem lại lợi ích rất lớn về kinh tế chúng làm giảm sự phụ thuộc của con người vào việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt. Với lượng hữu cơ lớn trong rác thải sinh hoạt (50-70%) thì đây sẽ là nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất phân vi sinh, một loại phân rất tốt cho cây trồng và thân
thiện với môi trường. Bên cạnh đó việc tái chế còn giúp chúng ta thu hồi các loại nguyên liệu như: nhựa, giấy, kim loại…, tránh lãng phí tài nguyên, ngăn ngừa được sự ô nhiễm, rác thải hữu cơ có thể chế biến thành phân vi sinh để trồng cây cảnh, rau, đậu, quy mô hộ gia đình và các đơn vị hành chính, các cơ quan, xí nghiệp... đô thị và các vùng nông thôn.
5. NGUYÊN NHÂN LƯỢNG RÁC THẢI NGÀY CÀNG NHIỀU VÀ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG:
5.1. Nguyên nhân khách quan.
Do sự bùng nổ dân số, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng nhiều, đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng được nâng cao. Dù ở nhà, ở trường hay trong các đô thị, đi đâu ta cũng thấy rác. Vì nhu cầu trao đổi hàng hóa của con người ngày càng tăng, đòi hỏi lượng hàng hóa ngày càng nhiều và kèm theo đó là lượng rác thải cũng tăng lên mạnh, đây thực sự là vấn đề xã hội nan giải mà con người đang phải đối mặt.
5.2. Nguyên nhân chủ quan:
Nguyên nhân hàng đầu và quan trọng làm gia tăng lượng rác thải hiện nay đó là do sự thiếu ý thức của con người đối với việc bảo vệ môi trường. Phần lớn đều là những thanh thiếu niên nhưng cũng không ít những người lớn tuổi thiếu ý thức. Khi một gia đình cùng đi chơi mà bố mẹ vô tình xả rác bừa bãi và cũng như vậy họ đã vô tình tạo thói quen cho con cái là đi đâu cũng xả rác bừa bãi vứt ngay xuống lòng đường. Với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật nhất là kỹ thuật sản xuất, đóng gói bao bì, nhiều loại giấy, hộp đóng gói chủ yếu bằng ni lông, nhựa, thiếc…rất tiện lợi làm thay đổi phong cách sống của nhiều người không chỉ ở thành thị mà còn ở cả nông thôn, họ vức rác bừa bải mọi lúc mọi nơi, không có ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng, không quan tâm tới việc vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh và sức khỏe của con người như thế nào. Việc xả rác nơi công cộng cũng là do những người chỉ biết lo cho bản thân mà không biết đến cộng đồng, xã hội. Nếu ở trong nhà, chắc họ không vứt rác bừa bãi mà đã cho vào túi đựng hoặc thùng rác còn ở ngoài đường thì không.
Nguyên nhân thứ hai đó là do vì lợi nhuận kinh tế trước mắt mà các công ty, nhà máy xí nghiệp đã bất chấp luật pháp thải trực tiếp ra môi trường rất nhiều rác thải chưa qua xử lý như rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải sinh hoạt,….Còn nhà nước và các cơ quan có chức năng thì chỉ lo tập trung phát triển kinh tế, tăng cường sản xuất hàng hóa nhưng không đầu tư xây dựng các nhà máy, hệ thống máy móc, dây chuyền, công nghệ để xử lý chất thải trước khi đưa ra môi trường. Ngoài ra cũng còn một lý do nữa là vì trong thành phố ở nước ta có quá ít thùng rác, khi cần vứt thì không có thùng rác, thậm chí có nơi chỉ đặt thùng rác ở những phố lớn, nơi có nhiều người qua lại còn nhiều nơi vẫn chưa có hệ thống thùng rác.
II. NGHIÊN CỨU, TÌM HIỂU VỀ CHẾ PHẨM PHÂN VI SINH VÀ CÁCH ỨNG DỤNG:
1. KHÁI NIỆM:
Phân vi sinh là tập hợp một nhóm vi sinh vật, hoặc nhiều nhóm vi sinh vật, chúng được nhân lên từ các chế phẩm vi sinh vật và tồn tại trong các chất mang không vô trùng. Hàm lượng các vi sinh vật hữu ích thường phải đạt 1x106/g. Bao bì đóng gói ≥10kg. Đây là loại phân có chứa hàm lượng vi sinh vật có ích cao, các nguồn dinh dưỡng hữu cơ, vô cơ và vi lượng có trong phân là rất thấp, không được bổ sung.
2. CÁCH SỬ DỤNG:
Vì thế phân vi sinh thường được sử dụng như sau:
- Được sản xuất và bón tại ruộng , nhắm mục đích tăng khu hệ sinh vật có ích cho đất trồng, đặc biệt cho các cây họ đậu.
- Dùng làm phân nền để cung ứng cho đơn vị sản xuất phân hữu cơ vi sinh và phân hữu cơ vi sinh.
* Phân hữu cơ luôn luôn chứa các nguyên tố dinh dưỡng: đạm, lân, kali, canxi..., các nguyên tố vi lượng (đồng, kẽm, mangan,...) nhưng ở hàm lượng không cao. Đó là điều mà không một loại phân hóa học nào có được. Ngoài ra nó cung cấp chất mùn làm kết cấu của đất tốt lên, tơi xốp hơn, bộ rễ phát triển nhanh, hạn chế nước bốc hơi, chống được hạn, chống xói mòn...
Phân hữu cơ được sản xuất nhờ quá trình lên men phân giải các nguyên liệu hữu cơ. Người ta có thể dùng phân hữu cơ để bón lót cho cây, hoặc làm nguyên liệu để sản xuất phân hữu cơ vi sinh, phân phức hợp hữu cơ vi sinh.
* Phân hữu cơ vi sinh là phân trộn cơ học giữa phân vi sinh và phân hữu cơ. Do hàm lượng dinh dưỡng của phân hữu cơ không cao, nên phân hữu cơ vi sinh chủ yếu là dùng để bón lót hoặc dùng làm nguyên liệu để sản xuất phân phức hợp hữu cơ vi sinh.
Chú ý: trong thực tế sản xuất có rất nhiều cơ sở sản xuất phân bón không đưa phân vi sinh vào phối trộn, nhưng trên bao bì vẫn ghi là "phân hữu cơ vi sinh". Thực chất đó chỉ là phân hữu cơ mà thôi.
* Phân phức hợp hữu cơ vi sinh là loại phân có đầy đủ thành phần phân vi sinh, phân hữu cơ, phân vi lượng và phân vô cơ (NPK). Tùy thuộc vào nhu cầu của sản xuất mà có thể cân đối phối trộn các loại phân nguyên liệu sao cho cây trồng phát triển tốt nhất mà không cần phải bón bất kỳ loại phân đơn nào. Phân phức hợp hữu cơ vi sinh có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc. Loại phân này có hàm lượng dinh dưỡng cao nên khi bón cần trộn với đất bột, hoặc bón xa gốc để tránh hiện tượng xót cây. Nếu sản xuất đúng công thức thì đây là loại phân tốt nhất. Tất nhiên giá thành cũng phải cao.
3. LỢI ÍCH CỦA HOẠT ĐỘNG Ủ VÀ SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ VI SINH - Tận dụng được các phế phụ phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi để tạo ra phân bón tốt cho cây trồng, làm giảm chi phí đầu tư trong trồng trọt như chi phí phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật...
- Tận dụng được thời gian lao động nhàn rỗi.
- Làm mất sức nảy mầm của hạt cỏ lẫn trong phân chuồng.
- Tiêu diệt các mầm bệnh có trong phân chuồng, nhất là khi gia súc bị bệnh.
- Phân hủy các hợp chất hữu cơ, khó tiêu thành dễ tiêu, khoáng chất, nguyên tố vi lượng cung cấp cho cây trồng sử dụng dễ dàng hơn.
- Làm tăng độ phì nhiêu của đất và có tác dụng cải tạo đất rất tốt, nhất là đối với các loại đất đã và đang bị suy thoái. Đặc biệt là đối với cây trồng cạn phân hữu cơ vi sinh rất thích hợp vì làm tăng độ tơi xốp của đất, giữ độ ẩm cho đất, hạn chế được rửa trôi đất.
- Sử dụng an toàn và vệ sinh cho cây trồng, vật nuôi và con người, hạn chế các chất độc hại tồn dư trong cây trồng như NO3-...Hạn chế sự phát tán của các vi sinh vật mang mầm bệnh trên rau màu. Giảm sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe con người.
- Tăng năng suất và chất lượng cho cây trồng.
- Rút ngắn được thời gian phân hủy và thuận lợi hơn trong việc vận chuyển so với các loại phân hữu cơ không tiến hành ủ.
4. MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA VIỆC Ủ VÀ SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ VI SINH SO VỚI PHÂN HÓA HỌC:
- Thành phần phân ủ thường không ổn định về chất lượng do thành phần nguyên liệu đưa vào không đồng đều...
- Phải tốn thêm công ủ và diện tích để ủ.
- Việc ủ phân thường ở dạng thủ công và lộ thiên tạo sự phản cảm về mỹ quan và phát tán mùi hôi trong 1-2 ngày đầu. Trong khi đó các loại phân hóa học như urê, lân, kali, NKP... gọn nhẹ, dễ vận chuyển, không quá đắt tiền, chất lượng đồng đều, thuận tiện sử dụng hơn phân hữu cơ vi sinh.
5. KỸ THUẬT Ủ VÀ SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ VI SINH:
5.1. Nguyên liệu sử dụng:
- Nguồn phế thải nông, lâm nghiệp và công nghiệp thực phẩm như: Rơm rạ, thân lá cây ngô, lạc, đậu đỗ sau thu hoạch, cây phân xanh, bèo tây (lục bình)...; Vỏ cà phê, lạc, trấu...; Các loại mùn: than mùn (than bùn dùng trong sản xuất phân bón), mùn: mía, cưa, giấy...Phân gia súc, gia cầm...
- Cám gạo, rỉ mật hoặc mật mía.
- Chế phẩm sinh học (Men ủ): Men cái hoặc men ủ hoàn chỉnh như chế phẩm phân vi sinh Microbelift IND, Aquaclean ACF 32, EMTECH…
5.2. Các bước tiến hành ủ:
Bước 1: Chọn nơi ủ.
Địa điểm ủ nên thuận tiện cho việc ủ và vận chuyển sử dụng. Nền chỗ ủ bằng đất nện hoặc lát gạch hoặc láng xi măng, nền nên bằng phẳng hoặc hơi dốc. Nếu nền bằng phẳng nên tạo rãnh xung quanh và hố gom nhỏ để tránh nước ủ phân chảy ra ngoài khi tưới quá ẩm. Có thể ủ trong nhà kho, chuồng nuôi không còn sử dụng để tận dụng mái che. Nếu ủ trong kho phải có thoát nước. Để ủ 1 tấn phân ủ cần diện tích nền khoảng 3 m2.
Bước 2: Chuẩn bị nguyên liệu.
Để sản xuất 1 tấn phân hữu cơ vi sinh, trước khi ủ cần chuẩn bị đủ các nguyên liệu cần thiết sau:
Phế phụ phẩm có nguồn gốc từ cây xanh: 6-8 tạ.
Phân chuồng: 2-4 tạ.
Chế phẩm sinh học: Đủ cho ủ 1 tấn phân.
Nước gỉ đường hoặc mật mía: 2-3 kg.
Cám gạo: 3 kg.
Lưu ý: đa số các loại chế phẩm sử dụng để sản xuất phân hữu cơ vi sinh hiện nay, khi sử dụng tuyệt đối không rắc thêm các loại phân vô cơ hoặc vôi, vì như vậy nó sẽ tiêu diệt vi sinh vật có ích cho quá trình phân hủy. Cụ thể: Lượng vôi sử dụng cho 1 tấn phân ủ từ 10-15kg, phân NPK từ 5-10kg hoặc đạm từ 1-2kg và lân từ 5-10kg.
Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ.
Bình tưới ô doa (loại bình dùng để tưới rau), cào, cuốc, xẻng, rành. Vật liệu để che đậy, làm mái: Có thể dùng các loại vật liệu sẵn có như bạt, bao tải, nilon...che đậy và các loại lá để làm mái tránh mưa, ánh nắng và giữ nhiệt cho đống ủ.
Bước 4: Trộn chế phẩm vi sinh và nước gỉ mật.
Để trộn đều gói chế phẩm và nước gỉ mật hoặc mật mía(đường cát) cho 1 tấn nguyên liệu ủ, làm cách sau: Chia đều chế phẩm và nước gỉ mật làm 5 phần. Cho 1 phần chế phẩm và nước gỉ mật(hoặc nước đường) vào ô doa nước khuấy đều.
Nếu không có nước gỉ mật hoặc mật mía thì có thể dùng các phụ phẩm vỏ quả chín, quả chuối chín nẫu... ngâm vào nước thay thế, ngâm trước khi ủ phân 2-3 ngày.
Bước 5: Tiến hành ủ.
Rải các loại nguyên liệu khó phân huỷ như mùn cưa, trấu, lá khô, thân lá cây ngô, rơm rạ xuống dưới cùng, rộng mỗi chiều khoảng 1,5 m, dày 0,3-0,4 m (chiếm 20 % tổng lượng phế phụ phẩm); Sau đó rải đều lên một lớp phân chuồng (chiếm 30 % tổng lượng phân chuồng để ủ) hoặc nước phân đặc, rồi tưới đều phần dung dịch chế phẩm và nước gỉ mật lên trên; Rắc thêm vào đó vài nắm cám gạo hoặc bột sắn làm dinh dưỡng ban đầu cho vi sinh vật hoạt động mạnh; Tiếp tục rải các loại phế phụ phẩm lên trên với một lớp dày 40 cm, rồi lại rải một lớp phân chuồng lên rồi tưới dung dịch chế phẩm và mật mía(đường cát cũng được). Cứ tiếp tục từng lớp như vậy cho đến khi hoàn thành sẽ được đống phân ủ cao khoảng 1,5m.
Lưu ý: Nếu nguyên liệu ủ khô nhiều thì sau mỗi lớp ủ cần tưới thêm nước, lượng nước (kể cả nước dùng hòa chế phẩm) khoảng 1 nửa ô doa đến 2 ô doa tùy thuộc vào nguyên liệu khô nhiều hay ít.
Bước 6: Che đậy đống ủ.
Sau khi ủ xong, ta che đậy đống ủ bằng bạt, bao tải dứa hoặc nilon. Để đảm bảo tốt hơn và tránh ánh sáng chiếu trực tiếp đống ủ nên che thêm tấm che bằng lá hoặc mái lợp. Vào mùa đông, cần phải che đậy kỹ để nhiệt độ đống ủ được duy trì ở mức 40 - 50oC.
Bước 7: Đảo đống ủ và bảo quản
Sau khi ủ vài ngày nhiệt độ đống ủ tăng lên cao khoảng 40-50oC. Nhiệt độ này sẽ làm cho nguyên liệu bị khô và không khí (oxy) cần cho hoạt động của vi sinh vật ít dần. Vì vậy, cứ khoảng 7-10 ngày tiến hành kiểm tra, đảo trộn và nếu nguyên liệu khô thì bổ xung nước (khoảng vài ô doa), nếu quá ướt dùng cây hoặc cào khêu cho đống phân thoáng khí thoát hơi nhanh.
Cách kiểm tra nhiệt độ đống ủ: Sau ủ khoảng 7-10 ngày, dùng gậy tre vót nhọn chọc vào giữa đống phân ủ, khoảng 10 phút sau rút ra, cầm vào gậy tre thấy nóng tay là được. Nếu không đủ nóng có thể là do nguyên liệu đem ủ quá khô hoặc quá ướt.
Cách kiểm tra độ ẩm đống ủ: Nếu thấy nước ngấm đều trong rác thải, phế thải và khi cầm thấy mềm là đạt độ ẩm cần thiết. Với than bùn, mùn cưa, mùn mía... nếu bóp chặt thấy nước rịn qua kẽ tay là đạt ẩm khoảng 50 %, nếu nước chảy ra là quá ẩm, xòe tay ra thấy vỡ là quá khô.
+ Sau ủ 15-20 ngày nên đảo đống phân ủ. Đối với các loại nguyên liệu khó phân hủy như thân cây ngô, rơm rạ cứ sau 20 ngày đảo 1 lần.
5.3. Cách dùng
Thời gian ủ dài hay ngắn tuỳ theo loại nguyên liệu và mùa vụ, kéo dài từ 1-4 tháng. Khi kiểm tra thấy đống phân màu nâu đen, tơi xốp, có mùi chua nồng của dấm, thọc tay vào đống phân thấy ấm vừa tay là phân đã hoai mục (chín hoặc ngẫu), hoàn toàn có thể đem sử dụng. Phân dùng không hết nên đánh đống lại, che đậy cẩn thận hoặc đóng bao để dùng về sau. Phân ủ xong sử dụng tốt nhất trong vòng 1 năm và hiệu quả sử dụng đạt cao nhất trong một tháng khi phân ngẫu.
Phân ủ chủ yếu dùng để bón lót cho các loại cây trồng, có thể sử dụng bón thúc đối với các loại rau và hoa. Cách bón tương tự như bón phân hữu cơ truyền thống khác.
IV. TÌM HIỂU NGUỒN GÔC CỦA RÁC THẢI TRONG SINH HOẠT:
1. RÁC THẢI TRONG GIA ĐÌNH:
Rác thải sinh hoạt trước khi được đưa đi xử lý, cần được phân loại ngay tại hộ gia đình.
Cách nhận biết như sau:
– Rác hữu cơ dễ phân hủy: là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như: các loại thức ăn thừa, hư hỏng (rau, cá chết…), vỏ trái cây,….
– Rác thải khó phân hủy được chia làm 2 loại đó là rác tái chế và không tái chế. Rác tái chế là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như: giấy, các tông, kim loại (khung sắt, máy tàu hỏng,…), các loại nhựa…. Còn lại các loại rác không tái chế là phần thải bỏ.
2. RÁC THẢI TRONG TRƯỜNG HỌC:
Rác thải được phát sinh từ các hoạt động: hoạt động HS; lá cây sân trường; khu căng tin trường học; .... Vì vậy, các nguồn phát sinh RTSH chủ yếu là:
Hình 1.1: Sơ đồ các nguồn phát sinh CTRSH chủ yếu
Bảng 1.1: Tỷ lệ phát sinh CTRSH theo nguồn phát sinh
trong tổng lượng RTSH
Nguồn phát sinh
|
Tỷ lệ (%)
|
Lá cây sân trường
|
|
Các lớp học
|
|
Khu căng tin của trường
|
|
Hoạt động HS
|
|
Hoạt động GV
|
|
Hoa ngày lễ tết
|
|
Từ bảng trên ta thấy, CTRSH được phát sinh chủ yếu từ các lá cây sân trường chiếm tỷ lệ lớn 90 (%) trong tổng lượng rác phát sinh. Tiếp theo là khu căng tin, giấy vụn trong các lớp học....do lượng rác này lớn, chỉ đứng sau lá cây sân trường nên cũng cần được quan tâm và quản lý tốt.
b.. Thành phần rác thải trường học
Thành phần vật lý, hóa học của CTR đô thị rất khác nhau tùy thuộc vào nguồn phát sinh của từng địa phương, vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác.
Bảng 1.2: Các loại chất thải đặc trưng từ nguồn thải sinh hoạt
STT
|
Nguồn gốc phát sinh
|
Thành phần rác thải
|
1
|
Lá cây sân trường
|
|
2
|
Các lớp học
|
|
3
|
Khu căng tin của trường
|
|
4
|
Hoạt động HS
|
|
5
|
Hoạt động của GV
|
|
6
|
Hoa ngày lễ, tết
|
|
|
|
|
Hầu hết các nguồn thải đều thải ra CHC, vì vậy mà thành phần chủ yếu trong CTR đô thị là CHC (rác thực phẩm thừa). Thành phần này chiếm tỷ lệ khá cao từ 60 - 75% tổng khối lượng chất thải.
Trong RT thành phần hóa học chủ yếu của các CHC là: C, H, O, N, S và các chất Tro.
Bảng 1.3: Thành phần của các cấu tử hữu cơ rác đô trường học
Cấu tử hữu cơ
|
Thành phần %
|
C
|
H
|
O
|
N
|
S
|
Tro
|
Thực phẩm
|
48
|
6,4
|
37,6
|
2,6
|
0,4
|
5
|
Giấy
|
43,5
|
6
|
44
|
0,3
|
0,2
|
6
|
Carton
|
44
|
5,9
|
44,6
|
0,3
|
0,2
|
5
|
Chất dẻo
|
60
|
7,2
|
22,8
|
-
|
-
|
10
|
Vải
|
55
|
6,6
|
31,2
|
1,6
|
0,15
|
-
|
Cao su
|
78
|
10
|
-
|
2,0
|
-
|
10
|
Gỗ
|
49,5
|
6
|
42,7
|
0,2
|
0,1
|
1,5
|
(Nguồn: Nguyễn Xuân Thành và các cộng sự, 2010)
3. Phân loại rác thải
Rác thải sinh hoạt được phân theo các cách sau:
a. Theo thuộc tính vật lý và tính chất hóa học
- Phân loại chất thải theo thuộc tính vật lý: CTR, chất thải lỏng, chất thải khí.
- Phân loại chất thải theo tính chất hóa học: theo cách này người ta chia chất thải thành dạng hữu cơ, vô cơ hoặc theo đặc tính của vật chất như chất thải dạng kim loại, chất dẻo, thủy tinh, giấy, bìa…
Phân loại theo dạng này người ta có thể chia thành: các chất cháy được, các chất không cháy được, các chất hỗn hợp.
Bảng 1.4: Phân loại theo tính chất RTSH
Loại rác thải
|
Nguồn gốc
|
1. Các chất cháy được
- Giấy
- Hàng dệt
- Rác thải
- Cỏ, gỗ.
- Chất dẻo
|
- Các vật liệu làm từ giấy
- Có nguồn gốc từ sợi
- Các chất thải ra từ đồ ăn, thực phẩm
- Các sản phẩm và vật liệu được chế tạo từ chất dẻo
|
2. Các chất không cháy được
|
Không có
|
3. Các chất hỗn hợp
|
Tất cả các loại vật liệu khác không phân loại ở phần 1 và 2 đều thuộc loại này. Loại này có thể chia thành hai phần kích thước > 5mm và < 5mm
|
b. Phân loại RT theo mức độ nguy hại
- Rác thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, các chất dễ cháy, nổ hoặc các rác thải phóng xạ,...có thể gây hại tới con người, động vật và tới môi trường đất - nước - không khí.
- Rác thải không nguy hại: là những loại rác thải không có chứa các chất và hợp chất có trong các đặc tính nguy hại trực tiếp thường là các chất thải phát sinh trong sinh hoạt gia đình, đô thị…
c. Phân loại theo thành phần
- Chất thải vô cơ: là các chất thải có nguồn gốc vô cơ như tro, bụi, xỉ, một số loại phân bón, đồ dùng bỏ.
- Chất thải hữu cơ: là các chất thải có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm thừa.
V. ĐƯA RA NHỮNG GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ XỬ LÍ RÁC THẢI SINH HOẠT:
1. GIẢI PHÁP CHUNG THƯỜNG TIẾN HÀNH TẠI NHIỀU NƠI CHO VẤN ĐỀ RÁC THẢI SINH HOẠT:
Rác thải đang ngày càng trở thành vấn đề bức xúc của xã hội. Giải pháp khắc phục tình trạng rác thải hiện nay là bài toán khó.Vì vậy, việc đưa ra các công nghệ xử lý rác thải, chất thải sinh hoạt và tái sử dụng chúng đang là mối quan tâm hàng đầu của các địa phương, đặc biệt ở các đô thị và các khu công nghiệp không những ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Sau đây là một số phương pháp chính :
Phương pháp truyền thống
Thu gom rác:
Rác thải ra được thu gom hàng ngày và được đựng bằng các dụng cụ, phương tiện kín, có nắp đậy như:thùng nhựa, sọt và để ở nơi thuận tiện cho việc xử lý công cộng, không nên vứt rác ra đường phố hoặc thải bỏ ra ở những nơi không được quy định là nơi đổ rác công cộng, đặc biệt là các loại thức ăn thừa, xác súc vật chết, chỉ nên quét dọn và thu gom rác hàng ngày cho vào hố rác hoặc thùng rác công cộng đã được bố trí theo quy định, cần phải chú ý phân loại rác trước khi thải bỏ để giúp cho việc xử lý và tái chế rác được thuận tiện sau khi thu gom.
Phương pháp chôn lấp
Chôn lấp là biện pháp cô lập chất thải nhằm giảm thiểu khả năng phát tán chất thải vào môi trường. Trong quá trình thải bỏ chất nguy hại, người ta phải kiểm soát được các phản ứng xảy ra, các chất sinh ra trong khu vực thải và môi trường xung quanh, thực hiện giám sát môi trường, bảo trì cho bãi thải sau khi đóng cửa nhằm tránh tiếp xúc chất nguy hại với môi trường trong mọi tình huống kể cả khi có sự cố.
Các rác thải độc hại khi tiếp xúc với nhau có thể sinh ra các chất có tính độc cao hơn hay có thể phản ứng tạo thành chất gây ô nhiễm, cho nên cần thiết kế các ngăn chôn lấp riêng biệt đối với từng chất để chúng không có cơ hội kết hợp với nhau
Mỗi gia đình nếu có diện tích đất sử dụng rộng, nhất là các vùng nông thôn, nên đào một hố rác ở một nơi vừa thuận lợi cho việc thu gom, vừa tránh xa khu nhà ở, sinh hoạt – rác thải hàng ngày sau khi cho xuống hố rác cần phải được dàn mỏng, lấp đất kín, khi hố rác đầy thì lấp lại và đào hố khác sử dụng.
Hiện nay,có tới 85% số đô thị từ thị xã sử dụng biện pháp chôn lấp không hợp vệ sinh gây ô nhiễm môi trường, tốn nhiều diện tích đất và lãng phí nguồn tài nguyên rác có khả năng tái chế. Tại nhiều đô thị, khu công nghiệp các loại chất thải nguy hại chưa được phân loại riêng, còn chôn lấp chung với chất thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Phương pháp đốt:
Đốt là quá trình oxy hóa chất thải ở nhiệt độ cao. Công nghệ này rất phù hợp để xử lý chất thải rắn công nghiệp như cao su, nhựa, giấy, da, cặn dầu, dung môi, thuốc bảo vệ thực vật và đặc biệt là chất thải y tế trong những lò đốt chuyên dụng hoặc công nghiệp như lò nung xi măng.Tuy nhiên, để triển khai được theo hướng này, cần có thời gian chuẩn bị nhiều mặt, cả về pháp lý, nguồn lực thu gom vận chuyển, sự đồng thuận của cộng đồng và doanh nghiệp. Theo các tài liệu kỹ thuật thì khi thiết kế lò đốt chất thải phải đảm bảo 4 yêu cầu cơ bản: cung cấp đủ oxy cho quá trình nhiệt phân bằng cách đưa vào buồng đốt một lượng không khí dư; khí dư sinh ra trong quá trình cháy phải được duy trì lâu trong lò đốt đủ để đốt cháy hoàn toàn (thông thường ít nhất là 4 giây); nhiệt độ phải đủ cao (thông thường cao hơn 1.00000C); yêu cầu trộn lẫn tốt các khí cháy - xoáy.
Những năm gần đây, nhiều nhà máy đốt rác sử dụng chất thải rắn đô thị đã được xây dựng khắp Châu Âu và Bắc Mỹ. Trong đó, có một số nhà máy được sử dụng cho hệ thống sưởi và được dùng sản xuất điện năng. Tại Châu Á, Trung Quốc có hơn 50 nhà máy và Nhật Bản là nước sử dụng công nghệ xử lý chất thải rắn bằng nhiệt điện nhiều nhất trên thế giới.
Phương pháp hiện đại
Tái chế rác
Tái chế rác là biện pháp an toàn và lợi ích đối với các nước có nền kinh tế và kỹ thuật tiên tiến phát triển. Tái chế rác có hai loại:
Tái chế để làm phân bón: các loại rác thường áp dụng phương pháp này là các loại rác hữu cơ được thu gom, sau đó được ủ một thời gian cho rác mục nát và đem làm phân bón cho cây trồng. Hiện nay, đã có nhiều nhà máy xử lý rác hiện đại thực hiện công việc tái chế rác theo phương pháp này.
Tái chế để tạo thành các sản phẩm tái sử dụng: Các loại rác là giấy vụn, thủy tinh, kim loại, nhựa, gỗ sau khi thu gom và bán cho các cơ sở thu mua sẽ được thực hiện theo các biện pháp tái chế.
Phương pháp 3R-W
Việc xử lý và thu gom rác thải sinh họat gặp nhiều khó khăn cả về phương tiện và phương pháp, hiện nay phổ biến là việc thực hiện 3R (Reduce: giảm thiểu, Reuse: sử dụng lại, Recycle: tái chế) đang được áp dụng tại một số thành phố lớn trên thế giới trong đó có thủ đô Hà Nội (Việt Nam) vài năm gần đây.
Thùng rác 3R- W có vỏ ngoài là hình hộp bằng nhựa plastic có kích thước 0,4 x 0,6 x 0,5m có nắp đậy bên trong thùng có 3 ngăn đựng rác rời có thể lấy ra cho vào được có ba màu khác nhau. Để chứa các loại rác khác nhau.
Bên trong thùng chứa giác nhỏ: Gồm có 3 thùng rác nhỏ có kích thước như nhau, nhưng có ba màu khác nhau (Xanh lá cây, màu đỏ, màu vàng) kích thước 0,4 x 0,2 x 0,4 m
Phía dưới đáy thùng nhỏ là khoang rỗng dùng để chứa nước thải, dung dịch lỏng thát ra từ 3 thùng nhỏ A, B, C có kích thước 0,6 x 0,4 x 0,1m.
Thùng rác nhỏ có ba màu khác nhau
Thùng nhỏ có kích thước 0,4 x 0,4 x 0,2 m phía dưới có mọt lỗ nhỏ để thoát nước, nếu không muốn thoát nước có thể dùng nút cao su nút lại.
Thùng chứa rác có ba màu khác nhau thì chức năng chứa rác khác nhau:
Thùng màu xanh lá cây dùng để chứa rác hữu cơ, có thể phân huỷ được như: thực vật, chất thải động vật, giấy…
Thùng màu đỏ nằm giữa dùng để chứa rác vô cơ có thể tái chế được, rác không thể phân huỷ được như nilon, thuỷ tinh vỡ…
Thùng màu vàng dùng để chứa các chất độc hại, nguy hiểm, cần thu gom để xử lý riêng. Khi rác thải là chất độc hại có dịch lỏng thì láy nút cao su nút lại lỗ nhỏ.
Tuỳ theo mỗi hộ gia đình, cơ quan, trường học, công ty có thể thay đổi kích thước, số thùng nhỏ chứa rác.
Kết luận
Việc cải tiến phương tiện thu rác có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc xử lý rác tại nguồn, tại từng hộ gia đình, từng cá nhân trong khi môi trường đang có ô nhiễm nghiêm trọng nhất là vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp…
Rác hữu cơ trong thùng rác màu xanh lá cây có thể đem chế biến thành phân bón, ủ kín phân huỷ nhờ vi sinh vật, tạo khí thiên nhiên (Biogas).
Rác vô cơ, rác khó phân huỷ trong thùng rác màu đỏ có thể thu hồi lại để tái chế, hay xử lý tuỳ theo từng loại rác…
Rác độc hại trong thùng rác màu vàng có thể xử lý riêng bằng các phương pháp phù hợp…
Nước thải thu được trong thùng màu xám không đổ xuống ao hồ sông ngòi, mà lắng lọc dùng xử lý hoá chất để thu hồi lại…
Việc sử dụng thùng rác 3R- W có ưu điểm hơn so với sử dụng túi nilon riêng biệt cả về kinh tế và phương pháp xử lý.
Phương pháp sinh học:
Công nghệ xử lý rác thải làm phân bón
Nội dung công nghệ: ở những thành phố lớn thường áp dụng công nghệ trong các thiết bị kín. Rác được tiếp nhận, đưa vào thiết bị ủ kín ( hầm ủ) sau 10-12 ngày, hàm luợng các khí H2S, CH4, SO2 ... giảm được đưa ra ngoài ủ chín. Sau đó mới tiến hành phân loại, chế biến thành phân bón hữu cơ (hình 3.5).
Ưu điểm: Rác được ủ từ 10-12 ngày đã giảm mùi của khí H2S, sau đó mới đưa ra ngoài xử lý, góp phần giảm nhẹ mức độ độc hại đối với người lao động . Thu hồi được nước rác, không gây ảnh hưởng tới tầng nước ngầm .Thu hồi được sản phẩm tái chế .Rác vô cơ khi đưa đi chôn lấp không gây mùi và ảnh hưởng đến tầng nước ngầm vì đã được ôxy hoá trong hầm ủ .Thu hồi được sản phẩm làm phân bón.
Hạn chế: Chất lượng phân bón không cao, chưa xử lý triệt để các vi khuẩn gây bệnh Thao tác vận hành phức tạp. Diện tích hầm ủ rất lớn không được phân loại, diện tích nhà máy lớn . Kinh phí đầu tư ban đầu lớn.
Người dân thành phố thu gom rác hữu cơ sinh hoạt đã được phân loại tại gia đình và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Rác được thu gom và chuyên chở đến địa điểm chế biến,ủ Composting.Trong bước này, khâu phân loại tại nguồn là quan trọng nhất vì như vậy mới tiết kiệm được chi phí chuyên chở rác và chất lượng ủ phân mới đảm bảo. Nếu không phân loại ngay tại nguồn thì trước khi ủ cũng phải phân loại. Thực tế tại nhà máy xử lý rác thải và sản xuất phân hữu cơ Cầu Diễn - Hà Nội, quy mô nhà máy, trang thiết bị máy móc rất hiện đại nhưng tiêu tốn vào khâu phân loại rác rất lớn. Chỉ 1/3 lượng rác hữu cơ sau khi phân loại được đưa vào ủ làm phân, còn lại, hàng ngày nhà máy phải huy động 10-15 xe chở rác to đưa chất vô cơ lên bãi rác Nam Sơn, rất tốn kém về chi phí và thời gian chở rác. Trong quy trìnhcông nghệ Composting luôn có sự tham gia của vi sinh vật phân giải thông qua việc bổ sung các chế phẩm VSV, như vậy sẽ tạo ra một loại phân hữu cơ an toàn, có chất lượng cao. Ở nội dung này kỹ thuật ủ và giống loại vi sinh vật đưa vào bể ủ phân là quan trọng hơn cả, nó quyết định thời gian ủ và chất lượng phân hữu cơ. Hiện có nhiều phương pháp và quy trình khác nhau nhưng đều theo nguyên tắc chung là bước đầu ủ nóng, sau đó ủ nguội .
Lên men hiếu khí
Đây là công nghệ xử lý theo phương pháp sinh học lên men hiếu khí tốc độ cao đối với rác thải, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Dây chuyền công nghệ có thể xử lý các rác thải hữu cơ chuyển hóa thành mùn compost, sau đó sản xuất thành phân vi sinh cao cấp, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Riêng các chất thải vô cơ được chế biến để sản xuất gạch bloc phục vụ xây dựng. Chất thải bằng nhựa, túi nilon, thủy tinh, sắt, nhôm... được đưa đi tái chế thành hạt nhựa cung ứng cho các ngành công nghiệp.
Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt bằng biện pháp yếm khí tùy nghi - A.B.T
Do lượng rác vô cơ khá lớn nên các nhà khoa học tại Công ty tiếp tục phát triển hệ thống xử lý phế thải trơ và dẻo, tạo ra một dây chuyền xử lý rác khép kín. Phế thải trơ và dẻo đi qua hệ thống sấy khô và tách lọc bụi tro gạch. Sản phẩm thu được ở giai đoạn này là phế thải dẻo sạch. Chúng tiếp tục đi qua tổ hợp băm cắt, phối trộn, sơ chế, gia nhiệt bảo tồn rồi qua hệ thống thiết bị định hình áp lực cao. Thành phẩm cuối cùng là ống cống panel, cọc gia cố nền móng, ván sàn, cốp pha, gạch bloc...
2. GIẢI PHÁP RIÊNG: XỬ LÝ VẤN ĐỀ RÁC THẢI BẰNG BIỆN PHÁP SINH HỌC
2.1. Ủ sinh học:
có thể coi là quá trình ổn định sinh hóa các CHC để hình thành các chất mùn, quá trình xử lý bằng phương pháp này không gây ra mùi và vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là thu hồi chất dinh dưỡng và cải tạo đất có thể làm phân bón cho cây trồng rất tốt.
Hình 1.4: Sơ đồ lưu trình của chất hữu cơ trong cuộc sống
Chuyển hóa vào cơ thể động vật
|
Chuyển hóa vào cơ thể người
|
Thành phần các CHC chủ yếu trong rác thải là: hydratcarbon (gồm xenluloza chiếm 50% và lignin), protein (chứa 15 – 17,5% nito)…
2.1.1. Xenluloza, cơ chế thủy phân và vi sinh vật phân giải Xenluloza
- Đặc điểm của xenluloza
Xenluloza là một trong những thành phần chủ yếu của tổ chức thực vật. Hàm lượng Xenluloza trong xác thực vật thay đổi trong khoảng 50 – 80%, ước tính tổng lượng xenluloza trên trái đất này là vào khoảng 35 tỷ tấn. (Nguyễn Lâm Dũng và cộng sự - 1980)
Xenluloza lại là hợp chất rất bền vững, đó là loại polysaccarit cao phân tử, chúng cấu tạo bởi nhiều gốc β – glucozo, liên kết với nhau nhờ dây nối β – 1,4glucozit, có cấu tạo dạng sợi có cấu trúc phân tử là một polimer mạch thẳng, mỗi đơn vị là một disacarit gọi là xenlubioza có cấu trúc từ hai phân tử D - β – glucozo. Xenluloza không tan trong nước mà chỉ bị trương lên do hấp thụ nước, bị thủy phân khi đun nước nóng với axit hoặc kiềm ở nồng độ khá cao, bị phân hủy ở nhiệt độ 40 - 50oC bởi enzym xenlulaza (Coughlan & CTV, 1979).