“Điện Biên Phủ trên không” là sự kế thừa và phát triển truyền thống nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh lịch sử; xứng đáng là một đỉnh cao chiến thắng của văn hóa quân sự Việt Nam hiện đại
. Tháng 12/1972, sau khi đơn phương tuyên bố hoãn không thời hạn Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, đế quốc Mỹ đã mở cuộc tập kích chiến lược bằng đường không vào miền Bắc nước ta với tên gọi Chiến dịch “Linebacker II”, với dã tâm “đưa nước ta trở về thời kì đồ đá”. Nhưng chúng đã lầm. Với thái độ ngạo mạn và coi thường, chính quyền Mỹ cho rằng, cùng với tàu ngầm nguyên tử, tên lửa vượt đại châu mang đầu đạn hạt nhân và những loại vũ khí chiến lược như siêu pháo đài bay B52, có thể ép được Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Hiệp định Paris theo những điều khoản có lợi cho Mỹ. Nhưng trái lại, chỉ sau ba ngày Mỹ mở cuộc tập kích đường không chiến lược, đã có tới 12 máy bay B52 bị bắn rơi. Từ tháng 5-1972, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các cán bộ tham mưu tác chiến của Quân chủng Phòng không - Không quân đã đặt vấn đề: “Tỷ lệ B52 bị bắn rơi ở mức độ nào thì Nhà Trắng rung chuyển? Mức độ nào thì Mỹ không chịu nổi, phải thua?”. Sau mấy tuần lễ, câu trả lời đã được đưa ra: N
1: Tỷ lệ chịu đựng được là 1 - 2% (trên tổng số B52 tham chiến của Mỹ); N
2: Tỷ lệ Nhà Trắng rung chuyển là 6 - 7%; N
3: Tỷ lệ buộc Mỹ phải thua cuộc là trên 10%. Và quả đúng như vậy:
“Chúng muốn đốt ta thành tro bụi
Ta hóa vàng nhân phẩm, lương tâm
Chúng muốn ta bán mình ô nhục
Ta làm sen thơm ngát giữa đầm”.
(Việt Nam máu và Hoa-Tố Hữu)
Những câu thơ câu Tố Hữu đã khái quát được bản sắc của dân tộc Việt Nam. Đó là bản sắc anh hùng, là không bao giờ chịu khuất phục kẻ thù xâm lược dù trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào. Việt Nam máu và Hoa. Hoa của chiến công. Kết vòng hoa chiến công ấy là những cô gái, rất bình dị:
“Ấn tượng nhất là hình ảnh pháo đài bay Mỹ bùng cháy giữa trời. Cả Hà Nội sáng lòa ánh lửa. Đó đây thấp thoáng cánh dù rơi:
Một vầng lửa lớn dần rồi sa xuống
Đèn Hà Nội tắt, nhưng bầu trời rực sáng
Chúng tôi nhìn rõ, không sai
Chính nó đấy! Bê Năm Hai!”
.
(
Trích thơ chiến sĩ: Nguyễn Huy Hùng)
Trong cuốn “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” chiến thắng của lương tâm và phẩm giá con người, Thiếu tướng Hoàng Phương kể: “Sau khi nghe các đồng chí chỉ huy phân đội báo cáo tình hình đơn vị, tôi đến các khẩu đội nói chuyện với anh em thông báo tin chiến thắng, biểu dương ưu điểm, nhắc nhở những khuyết điểm cần được khắc phục….
Cuộc chiến đấu 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng là sự thể hiện sinh động sức mạnh tổng hợp của ba mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao. Mười hai ngày đêm ấy được hình dung và ghi lại trong những vần thơ đầy cảm xúc và tự hào:
Chiến thắng của quân và dân ta đối với cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng, tháng 12-1972, có ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn. Chiến thắng oanh liệt của trận quyết chiến chiến lược trên bầu trời này đã góp phần kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược lâu dài, hao người tốn của của một đạo quân viễn chinh. Âm hưởng của nó đã vượt ra khỏi phạm vi của một chiến dịch, góp phần quyết định “đánh cho Mỹ cút” sau khi Hiệp định Paris được ký kết, tạo tiền đề “đánh cho ngụy nhào” vào mùa Xuân năm 1975. “
Điện Biên Phủ trên không” là sự kế thừa và phát triển truyền thống nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh lịch sử; xứng đáng là một đỉnh cao chiến thắng của văn hóa quân sự Việt Nam hiện đại.
Những ngày này, hòa cùng với không khí vui tươi của cả nước nói chung và của thủ đô Hà Nội nói riêng đang chuẩn bị kỉ niệm 49 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không.Thầy và trò trường THCS Long Biên cùng nhau ôn lại những trang sử hào hùng của cả dân tộc thi đua lập nhiều thành tích trong dạy và học đặc biệt là quyết tâm chiến thắng dịch bệnh Covid -19 để sớm được trở lại trường học.
Đã gần nửa thế kỉ trôi qua, nhưng dấu ấn về những phút giây quân và dân cả nước nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng đã lập lên chiến công bắn rơi các pháo đài bay của Mỹ, tạo tiền để cho chiến dịch mùa xuân năm 1975 thắng lợi vẻ vang là không thể quên đối với mỗi người. Đó vừa là niềm tự hào vừa là động lực to lớn để mỗi thầy và trò chúng ta phấn đấu nhiều hơn nữa trong phong trào thi đua “ Dạy tốt- Học tốt”.