Xin kính chào các thầy cô, các anh chị và các bạn học sinh mến
Đầu xuân năm mới chúc Bình An
Chúc luôn tuổi trẻ chúc an khang
Chúc sang năm mới nhiều tài lộc
Công thành danh toại chúc vinh quang!
Cho phép chúng tôi - thay mặt lớp 6A4 xin gửi đến quí vị lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất!
"Em ơi, mùa Xuân đến rồi đó..."!. Vâng! Khi vòng quay thời gian đi qua 365 ngày... Khi những cánh chim én từ phương Bắc quay về, ta lại được đắm mình trong mùa xuân với bao khát khao mơ ước! Mùa xuân - mùa của trăm hoa đua nở, mùa của lộc biếc trời xanh, mùa của những lễ hội... Trong vòng luân chuyển của vũ trụ, không có sự hiện diện nào làm lòng người rạo rực hơn sự hiện diện của mùa Xuân . Mùa Xuân khiến vạn vật sinh sôi, cây lá đâm chồi tơ non, ngàn hoa đua nhau dâng hương khoe sắc và con người dâng tràn nhựa sống. Để mở đầu chương trình trực tuần, kính mời các thầy cô và các bạn đón xem tiết mục nhảy: “ Như hoa mùa xuân” đến từ các bạn ……
Hà Nội và những lễ hội mùa xuân
Mỗi năm, khi những cành đào vào độ thắm sắc, những cây mai vàng rực rỡ khoe sắc đua hương là trên khắp mọi miền đất nước lại tưng bừng mở hội mùa xuân. Thủ đô Hà Nội là mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến, nơi được xem là có nhiều lễ hội bậc nhất so với các tỉnh thành trên cả nước, khi hầu như làng xã nào, quận huyện nào cũng khai mở hội xuân với các quy mô lớn, nhỏ khác nhau.
Mình xin hé được hỏng vấn các anh chị và các bạn một số câu hỏi, các anh chị và các bạn có thể nhìn thấy rất nhiều hần quà hấ dẫn đang chờ đón chúng ta ở trên kia ạ?
Câu hỏi: Anh chị các ban, hãy kể tên các lễ hội mà mình biết?
Câu hỏi: Anh chị và cac ban đã từng tham gia lễ hội mùa xuân nào, ở đó có gì đặc biệt mà anh chị và các bạn thích nhất?
A. Hội gò Đống Đa
Diễn ra sớm nhất là Hội gò Đống Đa vào ngày mùng 5 Tết Nguyên đán tại gò Đống Đa. Đây là lễ hội chiến thắng, được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung - người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
B. Hội Cổ Loa
Được mở sau Hội gò Đống Đa một ngày, Lễ hội Cổ Loa được tổ chức bắt đầu từ ngày mồng 6-16 tháng Giêng. Hội được tổ chức nhân ngày kỷ niệm Thục Phán nhập cung. Trải qua thời gian, thành Cổ Loa vẫn luôn mãi là niềm tự hào của người Việt Nam về lịch sử chống ngoại xâm.
C. Hội Đền Sóc
Diễn ra cùng thời điểm ấy là Lễ hội đền Sóc diễn ra vào ngày mồng 6 tháng Giêng hàng năm tại xã Phù Linh, Sóc Sơn. Lễ hội nhằm tưởng nhớ và ngợi ca người anh hùng đó có công đánh đuổi giặc Ân dưới thời Hùng Vương dựng nước.
D. Hội Chùa Hương
Tiếp đến, chính là Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mỹ Đức. Ngày mồng 6 tháng Giêng là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng ba âm lịch.
Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng Giêng đến 18 tháng hai âm lịch. Ngày này vốn là ngày lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng) của địa phương. Đến nay nghi lễ "mở cửa rừng" hàm chứa ý nghĩa mới - mở cửa chùa.
Các bạn có thích tham gia trò chơi không ạ. Chúng ta hãy cùng tham gia trò chơi có tên: Ghé tranh bảo về môi trường
Tôi cần đội chơi, mỗi đội chơi ban đến từ các khối
Luật chơi như sau: Trên bảng là hai bức trang đã được xáo trộn các miếng ghe , các đội hãy dùng sự quan sát, óc hán đoán của mình ghé lại các mảnh ghe để được một bức tranh hoàn chỉnh, thời gian cho mỗi đội là ba hut.
Các đội đã nghe rõ luật chơi chưa ạ, sẵn sàng, bắt đầu.
Ở dưới hãy cổ vũ cho các đội đi ạ
Để kết thúc chương trình, mời các bạn và quý thầy cô đón xem tiết mục nhảy “ Lạc trôi- Mùa xuân về”. Xin trân trọng cảm ơn!