Sáng thứ hai ngày 5/3/2018 lớp 8C tổ chức buổi sinh hoạt dưới cờ với chủ đề “Chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3” ” trước hơn 800 HS và các thầy cô giáo trong trường.
Mở đầu chương trình trực tuần là phần khái quát thông tin và bày tỏ cảm xúc biết ơn trân trọng đối với những người phụ nữ Việt Nam của hai bạn Minh Anh và Thuỳ Trang.

Như ở nhiều quốc gia khác, tại Việt Nam, ngày Quốc tế Phụ nữ được tổ chức một cách trang trọng: một ngày tràn ngập sắc hoa và những lời chúc tốt đẹp dành cho các chị em phụ nữ. Hầu hết mọi người đã không còn nhớ chính xác về ý nghĩa lịch sử của ngày này. Nam giới coi đây là cơ hội để thể hiện lòng quan tâm, sự ga-lăng của mình tới những người nữ mà họ yêu quý.
Với vòng xoay 365 ngày trong năm, người phụ nữ có riêng một ngày để được cả xã hội quan tâm, ngợi ca và cả bày tỏ lòng biết ơn. Một ngày "bù đắp" cho những vất vả của những người mẹ tảo tần sớm hôm, những người vợ đảm đang cả đời vun vén dựng xây tổ ấm gia đình, những người chị nặng gánh chăm lo cho đàn em. Không cần phải nói nhiều, chúng ta cũng có thể hình dung được vai trò và trách nhiệm to lớn của người phụ nữ mọi thời, đặc biệt là thời hiện đại: Phụ nữ là người nội trợ chính trong gia đình, là người lao động kiếm tiền ngang bằng với nam giới, là nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của xã hội và là người gánh vác trách nhiệm sinh nở, cùng dày công nuôi dạy con cái trưởng thành…
LỊCH SỬ NGÀY 8-3
Ngày 08-03-1857, tại Thành phố New York, công nhân ngành dệt chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ: 12 giờ làm việc mỗi ngày. Hai năm sau, năm 1859, cũng vào tháng 3, công đoàn đầu tiên do các nữ công nhân người Mỹ trong hãng dệt thành lập đã giành được một số quyền lợi trong việc cải thiện đời sống cho công nhân.
Trong Hội nghị phụ nữ Quốc tế lần thứ II (khối Xã hội chủ nghĩa) được tổ chức ngày 08-03-1910, 100 nữ đại biểu thuộc 17 nước đã lên tiếng đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch là bà Clara Zetkin, một phụ nữ Đức, đã đề nghị: “chọn một ngày để toàn thế giới tri ân những người phụ nữ đã đấu tranh cho nhân quyền và nhân phẩm của nữ giới trên toàn cầu”. Hội nghị đã chọn ngày 8 tháng 3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ.
Năm 1912, sự can đảm đình công để đòi tôn trọng nhân phẩm và quyền sống tốt hơn của 14.000 nữ công nhân tại Lawrence, Massachusetts đã gây cảm hứng cho bài thơ Bread and Roses của nhà thơ người Mỹ, James Oppenheim (1882-1932). Bài hát này thường được cất lên trong ngày Quốc tế Phụ nữ cùng với bài Happy Women’ Day.
Với nhũng chiến công oai hùng của những người phụ nữ trên thế giới, thì tại giang sơn đất Việt cũng có những người phụ nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ nguyên bờ cõi.
Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa. Lời hịch thiêng liêng “Đền nợ nước, trả thù nhà” đã nhận được sự hưởng ứng của các Lạc hầu, Lạc tướng, của những người yêu nước ở khắp các thị quận và đông đảo lực lượng là phụ nữ tham gia khởi nghĩa. Man Thiện (mẹ của Hai Bà Trưng), bà Lê Chân (Hải Phòng), bà Bát Màn (Thái Bình), bà Lê Thị Hoa (Thanh Hóa), bà Thánh Thiện (Hà Bắc)Từ năm 1950 tại Việt Nam, mỗi năm vào ngày mùng 6 tháng 2 âm lịch đều có tổ chức ngày lễ Hai Bà Trưng tại Sài Gòn, và sau đó đã dùng ngày lễ này làm ngày Phụ nữ.
Đã từ lâu, người phụ nữ trở thành nguồn cảm hứng phong phú, bất tận cho văn học và nghệ thuật. Người phụ nữ không chỉ đại diện cho cái đẹp, không chỉ là nhân tố cho hạnh phúc của trái tim, của bếp lửa gia đình, của những tình cảm tô đậm cho cuộc đời thêm ý nghĩa, mà còn là đối tượng tập trung nhiều vấn đề trong nhiều thời đại xã hội khác nhau. Có người cho rắng: “Không có người phụ nữ thì không có văn học và nghệ thuật, và nếu không có bóng dáng người phụ nữ trong tác phẩm, thì tác phẩm ấy vô cùng buồn tẻ và đơn điệu”
Người phụ nữ Việt Nam đã đi vào huyền thoại và trở thành bất hủ trong văn học. Ca dao với muôn màu, muôn sắc, đã vẽ lên bức tranh trung thực, phản ánh đúng bản chất của xã hội, ghi nhận những tâm tư tình cảm trong sáng, giản dị, phản chiếu gương hy sinh, sự cần lao, ý chí đấu tranh quyết liệt của dân tộc và những khổ đau của thân phận người phụ nữ trong nhiều thời đại…Với mong muốn gợi lên những nét đẹp, gia tăng những tích cực trong cuộc đời, hy vọng sẽ giảm được tiêu cực và hết lòng mong mỏi cuộc sống của chị em phụ nữ mỗi ngày luôn được yêu thương, trân trọng và hạnh phúc hơn.
Vậy mỗi người trong chúng ta, sẽ dành cho người phụ nữ của mình thông điệp bất ngờ nào vào ngày đặc biệt này? Một đóa hoa, một cánh thiệp, một lá thư, một món quà nho nhỏ… hay chính tay mình sửa soạn một bữa cơm ngon cũng đủ đem lại niềm vui cho nữ giới. Ngày 8/3 chính là ngày mà những người chồng, người anh, người bạn, người con cần mang lại niềm hạnh phúc cho người phụ nữ bằng chính sự quan tâm, xuất phát từ tình cảm trong trái tim mình. Và những người phụ nữ, những người mẹ, những người vợ, người chị của chúng ta rất xứng đáng được tôn vinh như thế!
Sau những lời tri ân là phần văn nghệ do chính các bạn lớp 8C chuẩn bị và trình bày. Mở đầu là liên khúc “Bà tôi – Những điều mẹ chưa kể” do hai bạn Vũ Việt và Phương Huy trình bày.


Với giọng hát truyền cảm và tình cảm chân thành cùng phong cách biểu diễn “chuyên nghiệp”, tiết mục của hai bạn đã nhận được cảm tình và ủng hộ của các thầy cô giáo cũng như các bạn HS toàn trường.
Để làm sôi động thêm không khí, các bạn lớp 8C đã tổ chức trò chơi cho các bạn Hs.Nhưng điều đặc biệt là trò chơi này chỉ dành riêng cho các bạn nam. Bởi, phần thưởng của trò chơi chính là…những bông hoa hồng đỏ thắm mà các bạn dành được sau mỗi lượt nhảy bao thành công sẽ trở thành quà tặng cho những người phụ nữ mà các bạn yêu mến. Có lẽ một phần nhờ ý nghĩa ấy, cùng với sự sôi động của trò chơi mà các banj HS và các thầy cô hưởng ứng và cổ vũ rất nhiệt tình.


Kết thúc chương trình là bài hát “Nơi ấy con tìm về” do toàn bộ tập thể lớp 8C trình bày. Bài hát là lời cảm ơn chân thành đến những người mẹ - những người phụ nữ tuyệt vời nhất, đáng được tôn vinh nhất trên đời.


Chương trình trực tuần chào mừng ngày 8/3 của lớp 8C đã khép lại, chúc các Bà, các Mẹ, các Chị, các Cô giáo, các bạn nữ có một ngày lễ vui vẻ hạnh phúc.