Vào tiết 4 ngày 24/10/2024,thầy giáo Phạm Ngọc Trực đã tổ chức tiết 7 bài học vẽ tranh “Siêu thực” cho học sinh lớp 9A6. Nội dung của bài học xoay quanh việc giúp các em hiểu rõ về thể loại tranh Siêu thực, nhận biết các yếu tố đặc trưng của phong cách nghệ thuật này.
Thầy giáo đã giúp học sinh nắm bắt được những đặc điểm cơ bản của trường phái Siêu thực. Đây là một phong cách nghệ thuật mang tính sáng tạo cao, thể hiện những hình ảnh vượt ngoài thực tế, kết hợp giữa hiện thực và mộng tưởng, thường gợi ra những cảm xúc bất ngờ và kỳ lạ. Bên cạnh đó, thầy giáo đã hướng dẫn học sinh cách nhận biết các yếu tố về bố cục, hình ảnh, và không gian trong tranh Siêu thực. Các bức tranh thuộc trường phái này thường sử dụng hình tượng không tưởng, kết hợp giữa các sự vật quen thuộc nhưng đặt chúng trong một không gian mới lạ, phi logic.
Thầy Phạm Ngọc Trực đã tích cực áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy. Thầy sử dụng các hình ảnh minh họa sinh động, các đoạn video và trình chiếu PowerPoint để học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức về Siêu thực. Trong suốt quá trình học, thầy đã khuyến khích học sinh tham gia thảo luận nhóm. Các em được chia sẻ cảm nhận của mình về những bức tranh Siêu thực, từ đó phát triển khả năng tư duy sáng tạo và phân tích nghệ thuật.
Kết thúc tiết học, thầy Phạm Ngọc Trực đã tổng kết lại những kiến thức cốt lõi về tranh Siêu thực mà học sinh cần nắm vững, từ định nghĩa, các yếu tố hình ảnh đến cách phân tích tranh. Nhờ vào phương pháp giảng dạy sáng tạo và lôi cuốn, các em học sinh đã nắm bắt kiến thức rất tốt và hào hứng với nội dung của bài học.
Tiết học thành công đã giúp học sinh lớp 9A6 có một cái nhìn mới về nghệ thuật Siêu thực và phát triển tư duy sáng tạo qua các hoạt động thực hành.