Kính thưa các thầy, cô giáo cùng tất cả các bạn học sinh thân mến !
Hưởng ứng tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS, với tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2017 với chủ đề “Xét nghiệm HIV sớm - Hướng tới mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020’’(90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng virut và 90% người nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng virut kiểm soát được số lượng virut ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác) ở cấp độ toàn cầu nhằm tiến tới kết thúc dịch AIDS vào năm 2020), chiến dịch phòng, chống AIDS toàn cầu và nhân ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS (1/12). Chúng ta đã biết, đại dịch AIDS không chỉ gây ra hậu quả lớn về kinh tế - xã hội mà còn để lại bao nỗi bất hạnh cho bản thân người nhiễm HIV và gia đình họ. HIV là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể tấn công bất kì ai, lan nhiễm HIV không phân biệt tuổi tác, gia đình, nghề nghiệp, địa vị xã hội, … Bất kì ai nếu không hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS và không thực hiện các hành vi an toàn đều có nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS.Vậy HIV/AIDS là gì?
+ HIV là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
+ AIDS là hội chứng suy giảm miễm dịch mắc phải do HIV gây ra, là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và dẫn đến tử vong.
HIV lây truyền theo 3 con đường: Đường tình dục, đường máu và đường từ mẹ sang con
1. HIV lây truyền qua đường máu: Có thể xảy ra khi máu của người nhiễm HIV xâm nhập vào cơ thể người khác qua dùng chung các dụng cụ xuyên trích qua da có dính máu hay dịch của người nhiễm HIV như: Bơm kim tiêm, dụng cụ châm cứu, xăm hình, dụng cụ y tế không được tiệt trùng đúng cách.
- Lây nhiễm qua truyền máu: Các sản phẩm máu của người nhiễm HIV mà không được xét nghiệm kiểm tra HIV trước khi truyền.
- Lây truyền qua cấy ghép phủ tạng của người nhiễm HIV mà không được xét nghiệm trước.
2. Lây truyền qua đường tình dục: Từ tinh dịch hay dịch âm đạo của người nhiễm vào cơ thể của bạn tình qua lớp niêm mạc rất mỏng hay vết xước của bộ phận sinh dục – miệng – hậu môn.
3. Lây truyền từ mẹ sang con: Khi một phụ nữ nhiễm HIV và mang thai sự lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể xảy ra trong 3 thời kỳ:
- Trong quá trình mang thai.
- Khi chuyển dạ đẻ.
- Khi cho con bú.
Để biết mình có bị nhiễm HIV hay không ? chỉ xét nghiệm máu mới có thể biết được. Tại Hà Nội bạn hãy đến Trung tâm y tế các Quận, Huyện để được tư vấn và làm các xét nghiệm miễn phí.
* Các biện pháp phòng lây nhiễm HIV.
- Sống lành mạnh chung thủy 1 vợ 1 chồng.
- Trong trường hợp quan hệ tình dục với người chưa biết có nhiễm HIV hay không cần thực hiện tình dục an toàn bằng sử dụng bao cao su đúng cách.
- Không tiêm chích ma túy.
- Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV khi cần thiết.
- Chỉ sử dụng bơm kim tiêm, dụng cụ phẫu thuật, xăm xỏ lỗ trâm cứu… khi đã tiệt trùng.
- Không dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, bấm móng tay.
Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng, vì sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự an toàn xã hội của đất nước, mỗi người hãy tích cực chủ động phòng chống HIV/AIDS.