Như chúng ta đã biết tai nạn thương tích là một tai nạn bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng và khó lường trước được và gây ra những thương tổn thực thể trên cơ thể người và có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi. Vì ở lứa tuổi này các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng phòng, tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích. Mặc dù nhiều biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh em đã và đang được thực hiện, nhưng tình hình học sinh nhập viện vì tai nạn thương tích vẫn chưa giảm. Vì vậy để hạn chế nguy cơ mắc và tử vong do tai nạn thương tích chúng ta cùng tìm hiểu về tai nạn thương tích và các biện pháp phòng tránh.
Tai nạn là sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do tác nhân bên ngoài, gây nên thương tích cho cơ thể. Thương tích là tổn thương thực thể của cơ thể do phải chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu đựng của cơ thể hoặc rối loạn chức năng do thiếu yếu tố cần thiết cho sự sống như không khí, nước, nhiệt độ phù hợp.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích ở học sinh nhưng sâu xa là do sự bất cẩn của người lớn. Dù ở môi trường nào cũng vậy, học sinh vẫn có thể gặp những nguy cơ xảy ra tai nạn như: bỏng nước sôi, nuốt phải dị vật, bị điện giật do cho tay vào ổ điện, ngã cầu thang, đuối nước…
Các loại tai nạn thương tích thường gặp đối với học sinh:
+ Các tai nạn do ngã: chủ yếu do vấp ngã do đường đi mấp mô và thường xảy ra ở nơi vui chơi.
+ Đuối nước: do học sinh bị ngã vào xô, chậu có nước, bị ngã khi đến gần ao hồ, khi đi tắm, bơi ở những nơi có nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, những khu vực nguy hiểm... là nguyên nhân dẫn tới học sinh bị đuối nước…
+ Các tai nạn do ngộ độc: chủ yếu do ngộ độc thực phẩm, ăn phải quả độc, thức ăn có dược phẩm độc hại, do uống nhầm thuốc…
+ Tai nạn thương tích gây ra do vật sắc nhọn: thường xảy ra ở nơi vui chơi do học sinh đùa nghịch xô đẩy nhau, Học sinh vô tình chọc vào mắt gây chấn thương mắt rất nguy hiểm. Học sinh có thể cầm gạch, sỏi ném đùa nhau, va vào các bậc thềm gây rách da, chấn thương phần mềm, gẫy xương.
+ Tai nạn giao thông: đối với học sinh các tai nạn thương tích chủ yếu do học sinh được đèo bằng xe đạp và bằng xe máy.
Để phòng tránh tối thiểu các tai nạn thương tích xảy ra tại trường hay ở nhà, giáo viên cũng như các bậc cha mẹ học sinh có ý thức và thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa sau đây:
* Phòng ngã:
+ Không cho học sinh học và chơi gần những nơi không an toàn.
+ Bàn ghế, đồ chơi hỏng, không chắc chắn phải được sửa chữa ngay.
+ Dụng cụ thể dục thể thao phải chắc chắn, đảm bảo an toàn.
+ Đi chơi đúng nơi quy định và thực hiện theo sự hướng dẫn.
* Phòng ngừa đánh nhau, bạo lực trong trường học
+ Giáo dục ý thức cho các em không được xô đẩy, đánh nhau trong trường.
+ Không cho các em mang đến trường các vật sắc nhọn nguy hiểm như dao, kéo, súng cao su và các vật sắc, nhọn.
+ Giáo viên thường xuyên quản lý, giám sát học sinh ở mọi lúc, mọi nơi, giáo dục học sinh đoàn kết.
* Phòng ngừa tai nạn giao thông
+ Trong giờ học, giờ chơi phải đóng cổng, không cho học sinh chạy ra đường chơi khi trường ở gần đường.
+ Phải có biển báo trường học cho các loại phương tiện cơ giới ở khu vực gần trường học.
+ Hướng dẫn học sinh thực hiện các quy định an toàn giao thông.
+ Tuyên truyền phụ huynh không đi xe máy trong sân trường. Để xe ngoài cổng khi đón, trả học sinh.
* Phòng ngừa đuối nước
+ Học sinh em cần rèn luyện thể lực và biết bơi theo quy định.
+ Khi đi bơi phải tuân thủ quy tắc an toàn.
+ Không cho học sinh ra gần ao hồ, sông suối một mình.
+ Khi xảy ra lũ lụt, học sinh đi học qua sông suối phải có người lớn đưa và phải đảm bảo an toàn.
Còn rất nhiều nguy cơ dẫn đến tai nạn thương tích ở học sinh em nhưng cách phòng ngừa hiệu quả nhất là cần có những. Chỉ một phút thiếu tập trung có thể dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho học sinh nhỏ kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất để tự bảo vệ mình. Vì vậy hãy nâng cao ý thức chăm sóc, giáo dục và bảo vệ học sinh, tạo môi trường an toàn và lành mạnh để học sinh phát triển toàn diện, góp phần xây dựng một tương lai tươi sáng cho đất nước.