Ngày Khoa học Thế giới vì Hòa bình và Phát triển được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 11 và được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận với bốn mục tiêu chính:
• Tăng cường nhận thức của cộng đồng về những vai trò của khoa học đối với xã hội hòa bình.
• Thúc đẩy sự đoàn kết quốc gia và quốc tế vì khoa học chung giữa các quốc gia.
• Đổi mới các cam kết quốc gia và quốc tế về việc sử dụng khoa học vì lợi ích của xã hội.
• Thu hút những sự chú ý đến những thách thức mà khoa học phải đối mặt. Và nâng cao sự ủng hộ cho nỗ lực khoa học.
Bằng cách liên kết khoa học chặt chẽ hơn với xã hội trong tương lai, ngày Khoa Học Thế Giới nhằm đảm bảo rằng công dân được cập nhật về những phát triển của khoa học, cũng như nhấn mạnh vai trò của các nhà khoa học trong việc mở rộng hiểu biết của chúng ta về hành tinh mà chúng ta gọi là nhà ngày càng bền vững, đồng thời nỗ lực chống lại những cuộc chiến lớn nhất như: các cuộc chiến tranh xung đột có vũ khí cho đến các biến đổi khí hậu, thiên tai,…
“Không một quốc gia nào, dù đó là các cường quốc giàu mạnh, có đủ sức giải quyết những thách thức to lớn đối với toàn cầu hiện nay, điều đó đòi hỏi sự nỗ lực, chung tay của mọi quốc gia trên hành tinh”. Ngày Khoa học Thế giới vì Hòa bình và Phát triển đã và đang góp phần vào công cuộc giữ vững hòa bình trên thế giới. Đồng thời phát triển khoa học kỹ thuật để hướng đến một thế giới tốt đẹp hơn. Vì vậy ngày lễ này có ý nghĩa rất quan trọng với toàn thế giới.