Sử học: Đại việt sử kí toàn thư của Lê Văn Hưu
- Quốc sử viện – cơ quan viết sử do
Lê Văn Hưu đứng đầu. Năm 1272, ông biên soạn xong bộ "Đại Việt sử kí " gồm 30 quyển. Đây là bộ chính sử đầu tiên có giá trị của nước ta. Đại Việt sử ký toàn thư là bộ sử lớn của Việt Nam, chép từ Hồng Bàng đến Ất Mão (1675) đời Vua Gia Tôn nhà Lê. Lâu nay một số người nhầm Đại Việt Sử Ký Toàn Thư là sách chỉ do Ngô Sĩ Liên soạn. Thực ra, đây là bộ sử do nhiều người viết ở các thời kỳ khác nhau. Cụ thể như sau:
1. Đại Việt sử ký - bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam, do Lê Văn Hưu hoàn thành vào khoảng năm 1272
2. Đại Việt sử ký tục biên do Phan Phu Tiên viết vào khoảng năm 1455
3. Đại Việt sử ký toàn thư do Ngô Sĩ Liên dựa vào 2 cuốn ở trên mà bắt đầu biên soạn từ khoảng năm 1479
4. Khoảng từ năm 1663 - 1675, Phạm Công Trứ sửa đổi Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên và viết thêm phần Bản Kỷ tục biên. Tuy nhiên, phần sửa chữa, bổ sung của Phạm Công Trứ vẫn còn dang dở, mười phần mới in được năm sáu phần.
5. Việc sửa chữa và làm nốt phần Bản Kỷ tục biên của Phạm Công Trứ đã được Lê Hy và Nguyễn Quý Đức tiếp tục thực hiện theo yêu cầu của Định vương Trịnh Căn. Từ những năm 80 của thế kỷ 20 và đến nay vẫn tiếp tục được tái bản.
Quân sự: Binh gia diệu lý yếu lược hay còn gọi là
Binh thư yếu lược của
Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, viết trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai gồm có 4 quyển và đến nay đã thất truyền
Y học: Nam dược thần hiệu là tác phẩm băng chữ Nho của danh sư Tuệ Tĩnh, soạn vào thế kỷ 14 triều nhà Trần khi ông đi sứ sang Trung Hoa thời nhà Minh.
Nội dung là một cuốn sách về y học cổ truyền và những bài thuốc hay của Việt Nam. Tác phẩm này phản ảnh quan điểm Phật giáo vì Tuệ Tĩnh vốn đi tu và cổ động dùng vật liệu dược thảo của thuốc Nam thay vì thuốc Bắc vốn dùng cả động vật.
Nam dược thần hiệu tổng cộng có 11 cuốn, liệt kê các vị thuốc và 184 loại bệnh thông thường từ những bệnh truyền nhiễm đến thai nghén, phong thấp, v.v.
Tuy soạn vào thế kỷ 14 nhưng mãi đến năm 1717 thời Hậu Lê sách mới được dâng lên vua ngự lãm, và khắc in năm 1761.
Ông còn có 1 số quyển sách nổi tiếng như: Nam dược chính bản, Thập tam phương gia giảm, Bổ âm đơn, Nhân thân phú.